My Rating: ∗∗/5

This book is a smashed-up of monotone narrative voice, poorly done research from Wikipedia and Japanese horror story. The highlight of the story (or pretty much anything worth reading in this book) can be read in the last 70 pages (it is a little over 350 pages) of the book. Perhaps from the start of the book, I already didn’t find the situation of sending three random teenagers to the moon just for publicity believable. It seemed that the author did not do enough research about NASA and the US legal system prior to reading this book, perhaps he had spent too much time looking for horror story about doppelgangers instead. Then there are almost three hundred pages of soul-searching debate of these teens whether or not they should go blah blah blah, their training is nothing but reading books and documentaries that were translated into their own languages? (Really? Who sent people that can’t even speak the same language to the moon together? Who is going to help them with communication up there? Maybe he should read on Lance Bass’s training experience when he signed up to be an astronaut. Even with sponsors, he seemed to work harder than these three spoiled brats.)

The ending, while remains my favorite part, is predictable. Creepy? Yes, but if you’ve read some Koji Suzuki’s books, you’ll find that this book is nothing exciting to rave about. If there is anything to be impressed about, it would be that how could such a book win an award in Norway? Bleh. Not much to say about it except I got through it.


 

Cốt truyện chủ yếu là 3 cô cậu thanh thiếu niên chừng 16 tuổi được chọn để lên mặt trăng sau đó thì những chuyện kinh hoàng xảy ra trên ấy và mọi người một đi không trở về. Nói chung là một sự kết hợp giữa khoa học viễn tưởng và kinh dị. Quyển sách này đã đoạt giải Brager gì đấy mà đọc xong thì mình thấy văn học Na Uy chỉ có thế thôi sao?

Trước hết ném đá những cái sự vô lý quá đà về mặt “khoa học viễn tưởng”. Nói chung tác giả cũng đã có một số nghiên cứu tài liệu trước khi viết sách nên nhiều chi tiết cũng khá hợp lý đi, nhưng bên cạnh cũng nhiều chi tiết vô lý. Chẳng hạn như NASA là một tổ chức được của Mỹ do dân Mỹ đóng thuế để duy trì, không lý nào muốn PR lại đi chọn thanh thiếu niên đâu đâu trên thế giới (Nhật, Na Uy, Pháp) thay vì thanh thiếu niên ở Mỹ!?! Chưa hết, rõ ràng vào website của NASA thì biết lõm bõm vài chữ tiếng Anh cũng có thể mò ra họ ghi rõ là không đưa thiếu niên dưới 18 tuổi vào không gian (chưa trưởng thành, tâm sinh lý chưa ổn định v.v.). Những chi tiết kiểu đó để lập nên bối cảnh truyện thôi cũng cho là tạm được đi (vì Harry Potter hay Percy Jackson cũng chưa đến tuổi 18 đã là anh hùng), thế nhưng, 3 cô cậu này đúng là kiểu teen điển hình: lên đến mặt trăng còn ỏng ẹo không thích đồ ăn, lo yêu đương tào lao, chả hiểu nổi vai trò của họ để PR cho NASA cái chỗ nào? Thêm phần huấn luyện thì tất cả các sách vở huấn luyện đều được dịch ra thành tiếng bản xứ cho họ, như vậy rốt cuộc họ nói chuyện với nhau bằng tiếng gì, lên đó làm quái gì, lỡ xảy ra chuyện thì làm sao? Đành là chuyến bay lên mặt trăng bay đi bay về cũng chỉ 100 mấy chục tiếng đồng hồ chứ không như lên sao Hỏa phải mất cả năm trời, nhưng không lẽ không có lấy huấn luyện thể lực nào? Có lẽ đoạn này tác giả viết sơ sài quá vì bận chăm chút vào tâm lý teen ì èo oai oái eo ôi không biế có nên lên mặt trăng không. Nhớ hồi nghe tin tức Lance Bass của N’SYNC xin bay vào không gian mà anh ấy đã phải học thành thục tiếng Nga, tập thể lực, học bảo trì tàu không gian, học cung cấp ô xy cho phi hành đoàn, tập thể lực để có thể đi lại trong tình trạng chân không ngoài vũ trụ, v.v… Nói chung là Lance Bass được đầu tư tự bỏ tiền ra đi mà còn thế thì ba cô cậu ỏng ẹo này lên đó chẳng có chuẩn bị gì, kiểu đấy chỉ có đường chết. Chưa đọc đến đâu câu chuyện là mình đã thấy kết cục này chẳng đi đến đâu, nếu có kết thúc mỹ mãn thì chắc đó là kiểu “khoa học viễn tưởng” của tác giả.

Tiếp đến là phần kinh dị. Ôi thôi, đọc vào là có cảm tưởng tác giả này nhiễm truyện kinh dị Nhật quá đà, thêm vào chút kiến thức về các điển tích giai thoại doppelganger ở Châu Âu nên đem vào truyện mình luôn. Đoạn kể lại giai thoại doppelganger ở Châu Âu theo mình là kinh dị nhất, nhưng xét cho cùng truyện đó đã có sẵn tác giả chỉ sao chép lại chứ cũng chả phải tình tiết kinh dị ông ấy tự nghĩ ra. Chưa hết, những chi tiết khác thì mô típ kinh dị điển hình: nhìn vô gương thì có người xuất hiện sau lưng, nhìn ra cửa sổ thì có người xuất hiện trong khung cửa sổ, bỏ ai lại một mình thì người đó tới số,… nói chung là chưa đọc hết đã đoán ra ngay chuyện gì sẽ xảy ra. Thế rồi, đến đoạn cuối lại cố thêm vào những chi tiết như 6EQUJ5 để làm truyện thêm kinh dị. Mà mình không hiểu nổi, nếu mấy tên người ngoài hành tinh này đã vào được trái đất để ra dấu hiệu 6EQUJ5 thì còn dụ dỗ cả đám phi hành đoàn lên đó làm quái gì. Chưa hết, chúng còn bay về trái đất dùng thân phận 1 người để giết người hàng loạt. Nếu đã có khả năng điểu khiển tâm trí con người thì cần gì phải giết người hàng loạt, chẳng phải điểu khiển và thống trị họ mới đáng sợ hơn sao. Tóm lại là, một cuộc hành trình vô nghĩa, một sự độc ác không có cơ sở và những chi tiết tào lao, đó là chưa kể đến văn phong (hay do bản dịch) chán phèo, chậm rãi đến buồn ngủ, làm mình tự hỏi sao quyển sách này có thể đoạt giải văn học bên Na Uy???


Photo credit: Vietnamplus.vn

Book information:
Winner of Brage Prize
Original titles: DARLAH
Published: September 15, 2008 (Norway by Cappelen Damm), July 10, 2012 (US by Little, Brown)
Hardcover, 370 pages

Thông tin sách:
NXB Kim Đồng
Xuất bản tiếng Việt: Tháng 9, 2014
Kích thước: 14 x 22.5 cm, 360 trang
Tác giả: Johan Harstad
Người dịch: Nguyên Hương (dịch từ bản tiếng Anh của Tara F. Chace)
Giá bìa: 75.000 đồng