Chuyện Loài Sứa
Tác giả: Ali Benjamin
Người dịch: Du Ca
Thể loại: Khoa học thiếu nhi
Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả
Mục lục
1 – 2 – 3 – 4
PHẦN 2
Giả thuyết
Giả thuyết là một lời giải thích tạm thời, một câu trả lời được đưa ra cho câu hỏi làm nền tảng cho nghiên cứu của bạn. Suy nghĩ đến nó khi sự phỏng đoán của các em có tính học thuật tốt nhất.
— Cô Turton
PHỎNG ĐOÁN CÓ TÍNH HỌC THUẬT TỐT NHẤT
Sau khi Aaron và Rocco đi rồi, tôi mở cuốn sổ của mình ra và bắt đầu viết:
– Có 7 tỷ người trên hành tinh.
– Có 150 triệu cú chích mỗi năm.
– 7 tỷ chia cho 150 triệu bằng 46.6.
– Có nghĩa là cứ một con sứa thì chích khoảng 46.6 người.
– Không có 0.6 người, đương nhiên rồi – thế nên tôi sẽ hiểu là một con sứa chích khoảng 46 đến 47 người.
– Tôi quen biết nhiều người hơn con số đó trong cuộc đời thực.
– Có một xác suất chắc chắn, trong trường hợp ấy, tôi quen ít nhất một người bị một con sứa chích.
– Chẳng có ai báo cho tôi biết là họ bị một con sứa chích.
– Tức là, như vậy thì người mà tôi quen biết đó đã không nói cho tôi nghe khi họ bị sứa chích.
– Có lẽ cô ấy đã không kể cho tôi nghe vì cô ấy không thể.
– Có lẽ cô ấy đã không kể cho tôi nghe vì cô ấy đã đi đời.
– Có lẽ cô ấy đã đi đời vì bị sứa chích.
Tôi đặt viết xuống và ngồi yên lặng một lúc lâu. Từ dưới cầu thang, tôi nghe tiếng má đang gọi mình nhưng mà do quá bận suy nghĩ nên không thể trả lời má được.
Có lẽ má đã sai. Có lẽ chẳng có chuyện gì vừa xảy ra cả, như má đã cố gắng báo với tôi. Có lẽ vài thứ không thực sự be bét như mọi người có vẻ đã sẵn sàng để chấp nhận nó.
Những chuyện kết thúc giữa tôi và Franny là cách tồi tệ nhất. Nếu tôi biết, tôi đã nói xin lỗi vì cái cách mà mấy chuyện ấy đã xảy ra. Ít ra tôi sẽ nói được một lời tạm biệt. Nhưng một người sẽ chẳng bao giờ biết được sự khác nhau giữa một khởi đầu mới và phần nào kết thúc mãi mãi. Giờ đây đã quá trễ để sửa chữa mọi thứ.
Nhưng có lẽ tôi sẽ vẫn làm chuyện gì đó. Có lẽ tôi có thể chứng minh được có một kẻ hung ác trong câu chuyện của Franny. Một kẻ hung ác hơn cả tôi.
Tôi nhặt cây viết lên lần nữa và viết:
GIẢ THUYẾT: Rằng Điều Tồi Tệ Nhất bị gây ra bởi một vết chích từ một con sứa Irukandji.
Đó cũng là lúc cánh cửa phòng tôi bị đẩy bật ra. Má đứng ngay lối ra vào với vẻ mặt cực kì giận dữ.
“Zu,” má nói. Giọng má gắt gỏng. “Đi nào.”
Tôi gấp cuốn sổ lại. Và chỉ như thế, chúng tôi tới gặp vị bác sĩ để tôi có thể nói chuyện, dù có ai quen biết tôi cũng nên biết rằng tôi không định nói bất cứ điều gì cả.
PHẦN 3
KIẾN THỨC
Kiến thức của các em có thể cung cấp phạm vi cho việc nghiên cứu khoa học của mình. Chúng ta đã biết được những gì? Chúng ta chưa biết điều gì? Và vì sao nó lại quan trọng?
— Cô Turton
TIỂU SỬ
Tôi có thể kể cho bạn nghe nhiều về loài sứa. Điều đầu tiên tôi muốn kể cho bạn nghe là cái này: Chúng lâu đời hơn khủng long, lâu đời hơn côn trùng, lâu đời hơn cây cối hay hoa hòe hay cây dương sỉ hay nấm hay cả hạt giống. Chúng tồn tài ít nhất từ 600 triệu năm trước, có khả năng còn lâu hơn bất kì loài nào đang sống nào mà bạn chưa bao giờ nhìn thấy bằng mắt hay tưởng tượng ra trong đầu mình.
Có năm sự kiện tuyệt chủng hàng loạt kể từ khi loài sứa xuất hiện trên đời này. Một trong những sự kiện tuyệt chủng đó, Thời kì Đại Tuyệt Chủng, đã giết chết chín phần mười các loài trên Trái đất. Thử tưởng tượng ra chuyện này nhé. Giống như khi ta đi vào một sở thú và phát hiện ra rằng gần như tất cả các con vật đã biến mất. Có lẽ tất cả chuồng đều trống huơ trống hoác ngoại trừ vài con chim, một loài gặm nhắm nhỏ hoặc hai, một cặp trai và ốc sên. Mọi thứ khác đều biến mất, bụp, những cái chuồng của chúng trơ trọi vĩnh viễn.
Đó cũng không phải là những kì đại tuyệt chủng xóa sổ sạch sẽ các loài. Hầu như mỗi loài đã từng tồn tại đều đã biến mất mãi mãi.
Nhưng vấn đề ở đây là: Mọi thứ đều đã chết trong tất cả những lần tuyệt chủng đó hay sao? Vậy mà chúng đã chẳng hề hấn gì đối với loài sứa cả.
Nếu bạn có khả năng xây nên một chiếc cầu nhằm nối liền giữa hiện tại – thời đại của loài công và hươu cao cổ, bướm chúa và con người đang tiến hóa rồi chúng nhốt lẫn nhau vào những cái tủ kín – để cùng trở về thời kì nguyên thủy của cuộc sống, thì loài sứa sẽ là chiếc cầu ấy.
Loài sứa phân chia thế giới từ quá khứ đến hiện tại.
Ở đây là một phép tính: Nếu suốt thời kì kể từ khi loài sứa xuất hiện được rút ngắn lại vào trong khoảng thời-gian-sống là tám-mươi-năm, với ba tỉ nhịp đập, thì trong khoảng tám mươi năm sống đó loài người sẽ xuất hiện đúng ngay thời điểm mười ngày cuối cùng của con người trên Trái đất – hàng triệu nhịp đập cuối cùng hoặc gần như thế. Sứa sẽ tồn tại xung quanh những thứ khác như – kỳ sinh sản, sơ sinh, chập chững biết đi, đến khi là đứa trẻ. Loài người chúng ta xuất hiện chỉ để chứng kiến sự kết thúc đó, lúc hấp hối.
Và nếu đó là sự thật mà họ nói, nếu đó là sự thật mà sự kiện đại tuyệt chủng thứ sáu sẽ xảy ra đúng thời điểm, nếu thế giới xung quanh chúng ta đang chết dần chết mòn theo cách mà chúng ta chưa bao giờ có thể tưởng tượng được, thì tiếp theo có lẽ đây cũng là sự kết thúc dành cho chúng ta, và cho mọi thứ mà chúng ta biết.
Và đó quả là một điều thật đáng sợ khi nghĩ đến.
Nhưng điểm chính yếu để biết là thế này: Trong suốt thời gian đó, từ trước bất cứ các sự kiện tuyệt chủng đó, từ thời đại nguyên thủy cho đến giây phút này đây, sứa vẫn ở đó, co bóp thân thể chúng để băng qua các đại dương và quay trở lại.
Sứa là những kẻ sống sót. Chúng là những kẻ sống sót của tất cả mọi thứ mà chưa bao giờ xảy ra với bất cứ loài nào khác.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT NGƯỜI BẠN
Chúng ta ra ngoài, và trời đang vào hè. Má của bồ cho phép chúng ta thức khuya hơn thường lệ – muộn hơn so với trẻ em độ bảy tuổi, má bồ nói. Bồ và mình bắt đầu bữa tối ở nhà mình. Chúng ta lập kế hoạch ngủ lại qua đêm ở đó – đó là lần đầu tiên bồ ngủ lang. Nhưng sau bữa tối bồ đã thay đổi ý định và đã khóc, và vì thế má mình đã gọi điện thoại cho má bồ, thế là má bồ đến đón chúng ta đi.
Bây giờ thì chúng ta đang ngủ ở nhà bồ thay vì ở nhà mình.
Chúng ta đang chạy và chạy vào trong các vòng tròn. Bầu trời bên trên chúng ta đang dần tối hơn, và bóng tối đổ ập xuống bao quanh khoảng không trên đầu chúng ta. Mình khá chắc chúng là những con dơi. Mình kể cho bồ nghe điều này, và thế là bồ kêu ré lên. Vậy nên chúng ta càng chạy nhanh hơn nữa.
Mình biết vài thứ về lũ dơi. Mình biết dơi là loài động vật có vú duy nhất có thể bay được, mình đã đọc được thông tin đó trong một cuốn sách.
Bây giờ mình là một người đọc giỏi, và thỉnh thoảng mình kể cho bồ nghe về những thứ mình đọc được, còn bồ thì cố nài mình kể cho bồ nghe thêm nhiều nhiều hơn nữa. Như khi mình kể cho bồ nghe rằng răng của loài thỏ không bao giờ ngừng phát triển, bồ đã muốn mình kể tiếp cho bồ nghe những thứ khác mà mình biết về loài thỏ – rằng chúng không thể nhảy lên và rằng chúng sẽ ăn luôn phân của chính chúng và rằng những cái tai thỏ dài nhất từng được thấy là ba mươi mốt inch.
Ba má mình có một từ để nói về điều mình làm – nói-tía-lia, như là một từ đơn – và họ giải thích với mình rằng quan trọng là hãy để cho những người khác nói nữa. Đặt các câu hỏi với người ta, má mình luôn nói vậy. Đó sẽ không phải là một cuộc đối thoại nếu như con cứ nói-tía-lia. Và mình cố gắng ghi nhớ điều đó, hỏi người ta các thứ.
Nhưng bồ lại thích nó khi mình kể cho bồ nghe những thứ ấy. Bồ không cần mình phải hỏi bồ các câu hỏi nào cả. Bồ chưa bao giờ dù chỉ một lần gọi điều mình làm là nói-tía-lia.
Chúng ta dang tay ra đón những cơn gió, và khi chúng ta nằm xuống bãi cỏ, tụi mình cố gắng hít thở và cười rộn rã và thế giới quay quanh chúng mình đến hoa cả mắt.
Fluffernutter, con chó của bồ, nó theo dõi. Cô nàng vẫn chỉ là một con chó con, như một trái banh nhỏ với bộ lông mao màu trắng. Khi tụi mình chạy, cô nàng kêu ăng ẳng và vẫy vẫy cái đuôi, nó thực sự chỉ là một mẩu nhỏ vì ai đó đã cắt phăng nó đi khi cô nàng được sinh ra. Fluffernutter được buộc vào một sợi dây xích được cột vào một cái gậy cắm trên mặt đất; nó chẳng giữ được chút nào vì con Fluffernutter sẽ giật được cái gậy lên và đuổi theo sau chúng ta, nhưng cô nàng không làm thế. Cô nàng thậm chí còn tin rằng cô ấy đã bị giữ chặt hơn nữa kìa.
Và bồ biết chuyện gì không? Mình chẳng quan tâm chuyện hai đứa không ở nhà mình như kế hoạch đã định, mình chẳng quan tâm việc bồ vẫn sử dụng một tách sippy vào ban đêm, thậm chí dù rằng chúng ta sắp vào lớp hai rồi. Mình chẳng quan tâm chuyện thỉnh thoảng bồ khóc vì nhớ ba, người mà bồ chẳng còn nhớ nữa. Mình chẳng quan tâm việc bồ viết ngược chữ Ns của bồ và rằng thỉnh thoảng bồ đọc nap thay vì pan, điều đó có nghĩa là bồ phải đi học hè năm nay. Mình chẳng quan tâm chuyện hai má, cổ và tai bồ đỏ ửng lên khi bồ được yêu cầu đọc to trước lớp, hay chuyện bồ thỉnh thoảng gặp khó khăn trong việc tìm ra các ý tưởng cho một câu chuyện. Mình có cả đống ý tưởng cho cả hai chúng ta ấy chứ.
Mình cũng chả quan tâm vào kết thúc năm học, một con nhóc tên Aubrey đã nói, đủ to để mọi người có thể nghe được, “Franny Jackson chả xinh đẹp cũng chả thông minh gì cả.”
Mình đã thấy khuôn mặt bồ khi nó nói thế. Mình đã thấy cách mà hai má bồ ửng lên, đã thấy cách bồ nhìn chằm chằm xuống mặt đất như thể bồ có thể cầm được nước mắt. Nhưng bồ đã không thể và bắt đầu khóc, rồi bồ khóc suốt cả giờ ra chơi, cho đến khi mình thì thầm với bồ rằng sân chơi chính là nước Ai Cập cổ đại và rằng không gian giữa cái xích đu và đường trượt là dòng Sông Nile. Nếu chúng ta chạy xuyên qua không gian đó đủ nhanh, có lẽ chúng ta có thể tránh được mấy con cá sấu. Và điều đó đã làm cho bồ mỉm cười dù rằng bồ vẫn còn thút thít, thế là chẳng mất bao lâu cả hai đứa lại cùng chạy và cười như thường.
Vì thế mình chẳng bận tâm tới những con nhỏ khác, cũng như mình chẳng
bận tâm về chuyện trong phiếu thành tích học tập tốt nghiệp lớp Một của mình giáo viên
đã nói rằng có lẽ bồ và mình nên cố gắng kết bạn với vài
bạn khác nữa, rằng có lẽ “mở rộng” sẽ giúp mình
cùng với “các kĩ năng xã hội” của mình, bất cứ thứ gì cũng tốt.
Nhưng giáo viên không hiểu. Cô ấy không hiểu rằng chúng ta có mọi thứ mà chúng ta cần, chuẩn không cần chỉnh. Như ngay lúc này: Chúng ta có cỏ ở dưới chân, con Fluffernutter thì đang vẫy đuôi, quay tròn và cười đùa cùng với bầu trời thì đang tối dần trên đầu chúng ta.