Just finished another book by Murakami: I’m filled with sadness mixed with nostalgic and melancholy about Tsukuru’s past. How do you know that this would be the last time you played the piano? How do you know that this would be the last time you talked to someone? How do you know how or when a relationship began and ended? How do you recognize that the event that was happening would be the most beautiful thing that had ever happened to you, and that it would only happen once, and will never happen again? When do we realize that the peak of our youth or the peak of your life have passed?
Murakami seemed to move away from the surreal world of 1Q84 to return to the real world of Norwegian Wood. While telling the story of one’s life, the story of another life is revealed, just like in the real world, all of our lives are interconnected and influence each other one way or another. As if there was a mutual understanding, Murakami let the readers connect the dot and create the ending of the story the way they saw fit, despite the fact that it may take a lot of time to feel for each character’s situation – like Tsukuru had taken sixteen years before he could resolve the problem of the heart.
As usual, Murakami colored his stories with some background music. This time there were Years of Pilgrimage by Franz Liszt and Scenes from Childhood (Traumaiu) by Schumann. For the first time ever I recognized a classical piece mentioned in his novel. Scenes from Childhood was a nocturne linking me and O’Henry’s short stories when I was growing up, which made the story so much more sentimental for me than it was supposed to be.
Colorless Tsukuru… did not have a sad ending, but also not a happy ending. His story and his life continued. Life, always continues without ending. The end of one’s life is always the beginning of another. The inbound train for someone is always the outbound train for another. Just like that, it keeps on going.
*****
Thêm phần thảo luận với cô Mắt Nắng bên Gác, viết công phu mà cũng thảo luận lại thấy vui vui nên lưu lại làm kỷ niệm. 🙂
Cô Mắt Nắng:
Còn dưới đây là một số nhận xét khác mà cô thấy mình cũng muốn có vài dòng lảm nhảm với Ruồi. Trong Tsukuru Tazaki, nhân vật chính, có bốn người bạn rất thân. Mỗi cái họ của bốn người bạn này đều có mang một màu sắc. Thí dụ như Kei Akamatsu, Kei là tên, Akamatsu là họ. Trong chữ Akamatsu có chữ Aka có nghĩa là màu đỏ. Akamatsu có nghĩa là red pine, hay thông đỏ. Tsukuru Tazaki là người độc nhất trong nhóm năm người tên không ẩn chứa màu sắc vì thế gọi là colorless. Một người colorless cũng có nghĩa là người nhàn nhạt, không có gì đáng chú ý đặc biệt hay gây ấn tượng, bình thường, hay bình dị. Một người nếu được miêu tả là colorful thì chúng ta có thể hiểu là một người sống động, hào nhoáng, hay làm những chuyện khiến người khác chú ý đến mình. Nếu dịch Tsukuru Tazaka không màu thì không thể nói được bản chất của nhân vật. Đọc các tác phẩm của Haruki Murakami có cảm giác tác giả tin vào số mệnh con người thông qua cái tên, kiểu như người Việt tên Kiều thì là người của cụ Nguyễn Du, tên Tuấn thì đẹp trai. Hị hị cô nghĩ lùng tùng xèng với Ruồi chút đừng cười cô nhé. Cách đi tìm lại những lý do mà tình cảm bạn bè tan rã, quả thật Haruki tài tình quá. Lần nữa cám ơn Ruồi đã giới thiệu một tác phẩm đáng để đọc và lưu trữ.
Ruồi:
Nghe cô tâm sự sướng quá ạ.
Víêt cảm nhận sách mà có người vào thảo lụân mới vui, còn được nghe cô chia sẽ nhạc nữa (mấy sách cô đọc và cảm nhận, Ruồi chưa đọc nên không dám khoa môi múa mép bên ấy
). Ruồi chưa được đọc bản tiếng Việt nên không biết Lương Việt Dũng dịch thế nào. R vẫn đang nói đến nhân vật trong truyện này, Ao là Ao viết tắt cho Yoshio Oumi (chứ hông phải Aomame trong 1Q84), bản tiếng Anh thì nó có các nhân vật trong truyện như sau ạ:
– Kei Akamatsu – được nhóm bạn gọi tắt là Aka – Đỏ
– Yoshio Oumi – được nhóm bạn gọi tắt là Ao, anh chàng này có nhạc chuông điện thoại là bài Viva Las Vegas của Elvis Presley – Xanh
– Yuzuki Shirane – được nhóm bạn gọi tắt là Shiro – Trắng
– Eri Kurono – được nhóm gọi tắt là Kuro, nhưng khi gặp lại thì nàng ta chỉ muốn được gọi là Eri thôi, từ bỏ tên tắt Kuro – Đen
R đồng ý ạ, cái tên phẩn nào nói lên con người. Nhưng R có cảm giác truyện này của Haruki Murakami chèo lái tư tưởng đó rất hay. Ban đầu là vậy, nhưng sau lại không, có lẽ là vậy, cũng có lẽ không, để cho mỗi độc giả được tự quyết định điều đó. Tsukuru cho rằng mình không màu, nhưng thật chất chính những người bạn của anh mới nghĩ rằng anh ta “có màu sắc” hơn tất cả bọn họ. Tên của Tsukuru Tazaki có nghĩ là “sáng tạo” (bản tiếng Anh: to make, to create), cho nên colorless (không màu) chưa chắc là không thú vị, chẳng qua chỉ là tờ giấy trắng để được tự tô vẽ những màu sắc thuộc về chính mình.
Và những cái chi tiết nhỏ nhặt này được đưa vào cả thiết kế của quyển sách nữa ạ. Cô vào trang facebook này xem Cuộc thi ảnh dán do đại diện xuất bản của Haruki Murakami tổ chức, gửi tặng cô Mắt nắng xem một hình từ cuộc thi đó mà R rất thích dưới đây. Bản tiếng Anh ở Vương quốc Anh (UK) ấn bản đầu tiên bên Anh là một quyển sách màu trắng (có một ấn bản màu đen nữa nhưng hiếm hơn), trong sách có tặng kèm hình dán. Cho nên họ tổ chức cuộc thi các bạn độc giả tự thiết kế một bìa sách riêng cho mình bằng những hình dán đó (sáng tạo), cũng giống như mỗi độc giả đều có những cảm nhận rất riêng khi nghe Murakami kể chuyện. Hôm nọ không nhớ đọc được ở chủ đề nào, hình như bạn hmaster0142 có tâm sự, ngay cả khi đọc trong những thời gian khác nhau cũng có thể có những cảm xúc và kết luận khác nhau về tác phẩm, hình như nói về Rừng Na Uy thì phải.
Bìa sách của ấn bản ở Mỹ cũng khá thú vị. Quyển sách khá nhỏ, khổ 15x15cm, như vừa đủ để cho người đọc cầm đọc khi ngồi trên xe hay trên tàu đi đâu đó, như Murakami có nói đâu đó rằng ông ta thích viết sách cho người Nhật đọc trên đường ngồi tàu điện ngầm hay tàu cao tốc đi làm. Bìa sách có hai lớp, lớp bên ngoài (dust jacket) màu xám bọc lại bìa cứng, để lộ ra những khung hình có những băng rôn màu xanh đỏ trắng đen và hình bản đồ tàu điện ngầm không biết có phải của Tokyo không hay chỉ là hình tượng trưng. Khi mở ra bìa cứng sẽ thấy, những rôn màu xanh đỏ trắng đen này nối liền với những ô tròn viền đen. Biểu tượng ô tròn viền đen này là biểu tượng thường dùng để chỉ những trạm dừng tàu điện ngầm, như thể đang nói, những người bạn đầy màu sắc thế nào mãi mãi cũng chỉ là những trạm dừng trong đời ta mà thôi. Cô xem hình đây nè:
Thật ra R nghĩ xét cho cùng bìa sách bắt mắt cũng chỉ chốt lại là để quảng cáo nhằm bán được nhiều sách hơn, có thể người đọc mình chỉ suy diễn lung tung ý nghĩa của bìa sách nhưng cũng vẫn cảm thấy rất thú vị cô ạ.
Xuất bản tiếng Nhật: 2013 (Bungeishunjū)
Xuất bản tiếng Việt: Tháng 10, 2014
Kích thước (ấn bản tiếng Việt): 14 x 20.5 cm, 360 trang
Tác giả: Haruki Murakami
Người dịch: Uyên Thiểm