HarryQuebert

My Rating: ∗/5

 

LIFE IS A RIP-OFF!

I often thought that authors who name their book with long title are authors who don’t know how to write literary. And I think it is true, at least for this book. The writing is mediocre at best, or was the translation not able to do justice to the book? I think the first. It was written (translated) into an English language so simple and easy to read that a non-native speaker like me could plow through 630 pages within a day. On top of that, the dialogues written were cheesy, there were many moments I have to wonder “who the hell would say such a thing?” And to some French’s critics who had the nerve to say “this book is a book about America”, it could not be any further from the truth, you iziot. With that being said, I enjoyed the book immensely. It makes me want to be a writer because: “Writers live life more intensely than other people.”

I have to say regardless of the language or lack thereof, it still managed to create a peaceful town of Somerset (from my version, from other: Aurora) in New Hampshire, and a suspenseful air around it. I can see that Joel shares my appreciation for New England’s beauty having lived in Bar Harbor for a good part of his life. I feel as though I was watching a slow motion cinema. I miss Maine and its slow going but not at all boring life (although at the time I didn’t know that). There is something very French, or perhaps, Canadian French so to speak geologically, in the mood of the book. More to it, there is something very honest in the way Joel told the story. It was as if he was writing a story about the amateur detective and the self-absorbed Marcus-the-Magnificent inside him. (Again, Magnificent feels like a very French word, not American.) It was a book within a book, an author within and author, and a character within a character. And in the same cliché way, the story was told in the same manner, taking the readers to go over and over the same scene, sometimes in low gear and sometimes in full speed so that they were unable to catch on which facts they should believe. By page 383, I was able to guess who dunit from his description of the crime scenes, but as I read on, Joel had led me to believe I was wrong. But I was glad it was Marcus that got it wrong. Still, even at last chapter, surprising twists kept coming. It made me very happy that I did not decide to drop it half way.

Some goodread reviewers did not like his 31 hallmark rules for writers, but I love it. Again, they were cheesy, but their placement in the beginning of each chapter made it more of a declaration and it was clear that it was the theme of the chapter so readers know what to expect. Speaking of cheesy, one of the hallmark rules was actually one of the more beautiful things that was written:

“Cherish Love, Marcus. Make it your greatest conquest, your sole ambition. After men, there will be other men. After books, there will be other books. After glory, there will be other glories. After money, there will be yet more money. But after love, Marcus, after love, there is nothing but the salt from tears.”

At this stage of my life, I don’t often find love romantic in romance novels anymore, they have all become blahblah things writers write just to sell, not something the writers truly feel and want to share. But this makes me think that, underneath the amateur writer, Joel Dicker is also a hopeless fool that enjoy falling in love. I wonder if he is afraid one day his relationship may turn into something like Robert and Tamara Quinn’s. As the matter of fact, Tamara’s diary was the part that touched me the most, not the freaking affair between Nola and Harry Quebert. I am still sad wondering what Tamara’s life will be after The Truth about the Harry Quebert Affair

I also enjoy Joel’s attempt to tie in some current events of the election of Barrack Obama. Again, his hallmark rule worked. If there is nothing anyone could remember about sullen Harry and mysterious Nola, for sure they would not forget that it happened around the time of the election of the first black president of the United States. But hey Frenzi guy, that does not make this book about America. To me, it was more of how people outside view America, not necessary how America view herself. It is how the world viewed and criticized the Republican party portrayed by Roy Barnarski and Benjamin Roth. Perhaps Joel has never been in Texas or some red states enough to feel that they’re too America. One of his views I agree with, I do strongly believe in how people believe how stupid we were and still are by having facebook taking completely control over our lives over the past few years and we still continue to let it.

“People all over the world take responsibility, without even being aware of it, for advertising your product on a global scale. Isn’t that incredible? Facebook users are just people wearing sandwich boards for free. It would be stupid not to use them.” 

It really does make me wonder what we have gained by putting our lives all over the internet like that? Does keeping in touch only mean befriending on facebook so that you never have to talk in real life again. It is so true that friendships like one between Marcus and Harry are so rare that we should consider ourselves lucky if we already have someone like that in our life: Someone you may not call when you are on the top of the world, but come running to their rescue as soon as they fall, not because you feel owing to them, but just because.

**********

Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola

Tác giả: Joel Dicker

 “CUỘC ĐỜI THẬT ĐẮT ĐỎ!”

 

Tôi thường nghĩ rằng những nhà văn đặt cho sách mình một cái tên dài loằn ngoằn là những nhà văn không biết viết văn. Và tôi nghĩ đó là sự thật, ít ra là với quyển sách này. Văn chương trong truyện cùng lắm là được điểm trung bình, hay là do bản dịch (tiếng Anh) không được hay? Tôi nghĩ vế đầu có vẻ đúng hơn. Câu chuyện được viết (được dịch) với một thứ Anh văn đơn giản và dễ hiểu đến nỗi một đứa không phải là người bản xứ như tôi có thể đọc một hết lèo hơn 630 trang sách chỉ trong vòng một ngày. Thế còn chưa hết đâu, văn chương trong truyện còn có những đoạn đối thoại sến rà sến rện làm nhiều lúc đang đọc nửa chừng tôi phải dừng lại và tự hỏi “Người BT mà ăn nói kiểu này thế?” À, còn cái nhà bình luận người Pháp nào đã nói đây là quyển sách về nước Mỹ ấy, xin lỗi ông chứ, tôi thấy điều đó chả đúng chút nào. Nói xong vấn đề này, tôi cũng xin nói cho bạn biết rằng tôi đã hết sức thích thú khi tận hưởng khoảng thời gian đọc sách này. Nó khiến tôi muốn trở thành một nhà văn, vì “Nhà văn sống một cuộc đời mãnh liệt hơn những người khác.”

 Tôi phải công nhận rằng dù văn chương trong sách chả đẹp đẽ gì, nó cũng đủ để dựng nên một khung cảnh bình yên của thị trấn Somerset (theo bản dịch của tôi, một số bản dịch khác gọi là Aurora) ở bang New Hampshire, và thêm một chút không gian hồi hộp bí ẩn khó tả bao trùm xum quanh. Tôi có thể nhận ra Joel Dicker cũng giống tôi, nhờ sống ở Bar Harbor một thời gian dài, anh rất ưu ái vẻ đẹp mộc mạc của vùng New England. Tôi có cảm giác như mình đang xem một bộ phim chiếu chậm. Tôi nhớ Maine và cuộc sống rề rà mà không nhàm chán chút nào ở đó (mặc dù tôi không nhận ra điều này vào thời điểm đó). Có một cái gì đó rất Pháp trong tâm tính của câu chuyện, hay nói cho đúng về mặt địa lý thì là Pháp kiểu Canada. Hơn thế nữa, có một cảm giác rất chân thật trong cách kể chuyện của Joel. Như thể anh đang viết về chính cái thằng thám tử nghiệp dư và tự sướng về cái thằng Marcus-the-Magnificient trong anh. (Đây nữa nhé ông bình luận kia, Magnificient là một từ tạo ra một cảm giác rất Pháp, chứ không phải Mỹ.) Nó là một quyển sách bên trong sách, tác giả bên trong tác giả và nhân vật bên trong nhân vật. Và cũng trong cách kể chuyện rập khuôn ấy, Joel dẫn dắt người đọc đi vòng qua quẹo lại hiện trường vụ án, khi thì chầm chậm, khi thì vèo vèo đến nỗi họ không thể nhận ra mình nên tin vào sự thật nào. Đến chừng trang 383 là tôi đã đoán ra ai là hung thủ dựa vào những lời tường thuật, thế nhưng càng đọc thì Joel càng khiến tôi tin rằng mình đã sai. Nhưng tôi thấy vui vì chính Marcus mới là người đã sai. Và câu chuyện đi hé lộ từ bí ẩn này đến bí ẩn khác, ngay cả ở chương cuối cùng. Và tôi càng thấy mừng hơn là đã không bỏ đọc giữa chừng.

Một số độc giả trên goodreads không thích 31 quy tắc vàng dành cho nhà văn, nhưng tôi thích. Nó cũng sến rện như mấy đoạn đối thoại nhưng vì được đặt ở đầu chương, khi đọc có cảm giác như đây là một tuyên ngôn và là một chủ đề chung của chương truyện để người đọc biết mình sắp đón nhận những thứ gì. Nói đến sến rện, một trong những quy tắc vàng ấy là một số câu từ văn vẻ nhất trong sách:

“Hãy trân trọng tình yêu, Marcus. Hãy coi đó như là cuộc chinh phạt lớn lao nhất của cậu, là tham vọng duy nhất của cậu. Hết quyển sách này còn có quyển sách khác. Hết hào quang này còn có hào quang khác. Hết mớ tiền này còn có mớ tiền khác. Nhưng hết tình yêu, Marcus, hết tình yêu thì chẳng có gì ngoài muối mặn của nước mắt.”

Đến ngần này tuổi đời rồi, tôi không còn cảm thấy tình yêu lãng mạn như cái kiểu mấy tiểu thuyết diễm tình hay miêu ta nữa, mấy ông bà nhà văn thường chỉ blahblah mấy lời hoa mỹ rẻ tiền để bán sách mà thôi chứ không phải những cảm xúc mà họ muốn thật sự chia sẻ. Nhưng ở đây tôi thấy Joel nói thật lòng mình. Bên dưới vỏ ngoài của một nhà văn nghiệp dư, Joel cũng là một chàng ngốc vô vọng muốn được yêu. Tôi tự hỏi anh có sợ rằng một ngày nào đó tình yêu của mình cũng giống như Robert và Tamara Quinn. Sự thật thì quyển nhật ký của Tamara còn làm tôi thấy cảm động hơn mốt tình ủy mị của Harry Quebert và Nola. Nghĩ đến cuộc đời của Tamara sau khi vụ án của Harry Quebert kết thúc mà tôi thấy buồn…

 Tôi cũng thích cách mà Joel đã lồng những sự kiện hiện tại như cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào trong truyện. Anh đã sử dụng thành công quy tắc vàng của mình. Nếu độc giả không thể nhớ về một Harry Quebert ủ ê buồn bã hay một Nola xinh đẹp bí ẩn, thì đương nhiên họ vẫn không thể nào quên vị tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ Barrack Obama. Nhưng này ông bình luận người Pháp, đây không phải là quyển sách về nước Mỹ. Đây là quyển sách về cách nhìn của thế giới về nước Mỹ, chứ không hẳn là cách nước Mỹ nghĩ về chính mình. Đó là cái cách mà thế giới chỉ trích đảng cộng hòa qua nhân vật Roy Barnaski và Bejamin Roth. Hoặc có thể Joel chưa từng sống ở Texas hay một số tiểu bang “màu đỏ” của Mỹ đủ lâu để có thể nhận ra đó cũng chính là nước Mỹ. Nhưng một trong những điều tôi đồng tình với Joel, đó là chúng ta đã trở nên quá ngu ngốc khi trải bày cả cuộc đời mình lên mạng facebook, để cho nó hoàn toàn thống trị những mối quan hệ của chúng ta trong những năm vừa qua.

“Tất cả mọi người trên thế giới đều có trách nhiệm, ngay cả khi họ không nhận ra, phải quảng cáo sản phẩm của cậu trong phạm vi toàn cầu. Điều đó không tuyệt vời sao? Hàng triệu người sử dụng facebook chẳng qua chỉ là những kẻ chịu treo tấm bảng quảng cáo trên người mình. Miễn phí. Chỉ có đứa ngu mới không lợi dụng bọn họ.”

Nó thật sự làm tôi nghĩ đến chuyện vì sao chúng ta phải kết bạn facebook với nhau để rồi chẳng bao giờ trò chuyện với nhau nữa. Sự thật thì những tình bạn như tình bạn của Marcus và Harry không còn nhiều nên nếu bạn có một tình bạn như thế thì bạn thật may mắn: Một người bạn mà khi đang ở trên đỉnh của cuộc đời bạn chả thèm gọi điện, nhưng ngay khi họ sa ngã suy sụp thì bạn cứu họ ngay, chẳng phải vì bạn thấy nợ nần gì với họ, mà chỉ vì họ, thế thôi.


Photo Credit: http://maclehosepress.com/, conruoinho