Keep on reading

Người Sao Hỏa (The Martian) by Andy Weir (14)

Người Sao Hỏa

Tác giả: Andy Weir
Người dịch: conruoinho

Thể loại: Khoa học viễn tưởng (scifi)

Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
Truyện dịch từ bản Advance Read nên có thể không giống hoàn toàn với bản xuất bản.

martianedit_464

Mục Lục

1 – 2 3 456 – 789101112 – 131415161718 – 1920 – 212223242526


(14)

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Tôi nằm đây cũng một hồi lâu rồi, cố suy nghĩ xem chuyện gì đã xảy ra. Tôi nên bực bội hơn, nhưng tôi bị đập một cú không nhẹ vào đầu. Điều đó có tác dụng làm tôi điềm tĩnh.

Thế nên…

À, thì, ok.

Tôi đang ở trong cửa khóa khí. Tôi có thể thấy căn Hab từ cửa sổ; nó cách chừng 50 mét. Bình thường khu cửa khóa khí được kết nối với căn Hab. Cho nên đó chính là vấn đề.

Cửa khóa khí đang nằm chổng chơ, và tôi có thể nghe tiếng rít gió liên hồi. Thế nên một là nó bị thủng lỗ hai là trong này có mấy con rắn. Dù là cái nào thì tôi cũng đang gặp rắc rối đây.

Ngoài ra, trong lúc… chuyện con mẹ gì đó xảy ra… tôi lúng búng nẩy tưng như một hòn bi ghim và miếng che mặt bị đập nát. Không khí nổi tiếng là ứ chịu hợp tác khi áo EVA của bạn có một cái lỗ to há mồm thật rộng.

Trông có vẽ như căn Hab đã hoàn toàn xì hơi và xụi lơ mất rồi. Cho nên dù tôi có một bộ áo EVA còn hoạt động để rời khỏi cửa khóa khí này, tôi cũng chẳng có chỗ nào để đi. Cho nên điều đó thật dở hơi.

Tôi phải suy nghĩ một phút cái đã. Và tôi phải cởi bỏ bộ EVA này. Nó cồng kềnh và căn cửa khóa khí thì chật hẹp. Ngoài ra, nó cũng chẳng giúp ích gì cho tôi được.

 

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Mọi chuyện không tồi tệ như tôi tưởng.

Tôi vẫn còn tiêu tùng, nếu bạn muốn biết. Chỉ là không đến nỗi thảm hại.

Tôi không chắc chuyện gì đã xảy ra với căn Hab, nhưng con rover có lẽ vẫn ổn. Không lý tưởng lắm, nhưng ít ra không phải ở trong buồng điện thoại bị rò rĩ.

Tôi đang mặc bộ đồ EVA của Beck. Tôi đã không mặc bộ của mình từ Sol 6 khi tôi bị xiên que như thịt nướng vĩ. Bộ đồ của Beck cũng cỡ tôi và không có cái lỗ nào trên đó. Những điều này có nghĩa lý gì vào thời điểm này cơ chứ? Bởi vì, không như bộ đồ của tôi, bộ này vẫn còn bộ đồ khâu vá chưa dùng đến.

Đừng có mà mừng vội. Nó chẳng có hữu dụng nào với bộ áo. Bộ khâu vá chỉ là một ống van hình chóp với nhựa resin cực kỳ nhớp nháp ở đầu to của nó. Chỉ là nó quá nhỏ để xử lý nhưng cái lỗ to hơn 8cm. Và sự thật rằng, nếu bạn có một lỗ thủng to hơn 9cm, bạn sẽ chết ngắt trước khi kịp quơ tay lấy bộ khâu vá ấy.

Dù sao thì có nó cũng là một lợi thế, và có lẽ tôi có thể dùng nó để dán chỗ rò rĩ của cửa khóa khí. Và đó là điều tôi quan tâm trước nhất vào lúc này.

Chỉ là một lỗ rĩ nhỏ. Với miếng che mặt đã đi tong, bộ đồ EVA coi như đang đảm nhiệm việc quản lý cả cửa khóa khí. Nó đang thêm khí vào thể bù lại lượng áp suất bị mất. Nhưng cuối cùng nó cũng sẽ hết khí thôi.

Tôi cần phải tìm cái lỗ hổng ấy. Đánh giá từ âm thanh thì nó gần dưới chân tôi. Giờ tôi đã cởi bỏ bộ áo, tôi có thể quay lại và tìm kiếm..

Tôi chẳng thấy gì cả… Tôi có thể nghe tiếng của nó, nhưng… nó ở đâu đó dưới đây này, nhưng tôi chẳng biết chỗ nào.

Tôi chỉ có thể nghĩ ra một cánh duy nhất để tìm kiếm nó: Nhóm một ngọn lửa lên!

Vâng, tôi biết. Rất nhiều ý tưởng của tôi đều dính dáng đến chuyện đốt một thứ gì đó cháy bùng lên. Và vâng, cố tình nhóm lửa trong một không gian kín nhỏ bé ti hi như thế này là một ý tưởng tồi tệ. Nhưng tôi cần khói. Chỉ một chút thôi.

Như thường lệ, tôi phải dùng những thứ đã được họ cố tình thiết kế cho chúng chống cháy. Nhưng chẳng có thiết kế cẩn thận nào của NASA có thể chiến thắng được một tay phóng hỏa đầy quyết tâm và một thùng ôxy nguyên chất.

Bộ EVA hoàn toàn được tạo ra từ vật liệu không thể cháy được. Cửa khóa khí cũng vậy. Tất cả quần cáo của tôi cũng thế, ngay cả từng đường kim sợi chỉ.

Ban đầu tôi đang lên kế hoạch để kiểm tra dàn pin mặt trời, sửa chữa những gì cần thiết sau cơn bão đêm qua. Nên tôi có mang theo hộp dụng cụ. Nhưng xem qua thì chúng chỉ có kim loại hoặc nhựa chống cháy.

Tôi chợt nhận ra tôi có một thứ có thể cháy được: tóc của tôi. Nó phải làm được thôi. Có một con dao nhọn trong hộp dụng cụ. Tôi cạo vào sợi lông tay bỏ vào thành một nhúm nhỏ.

Bước tiếp theo: ôxy. Lúc trước khi tôi chuyển hóa hydrazine thành nước, tôi đã có ống dần, bao rác, và tất cả những thứ xa xỉ hầm bà lằng khác. Lần này tôi chẳng có thứ gì tinh chế như ôxy nguyên chất. Tôi chi có thể phá rối những bộ phận điều khiển của bộ đồ EVA để tăng số phần trăm ôxy trong cả khu cửa khóa khí. Tôi kết luận rằng đưa nó lên 40% là đủ.

Giờ tôi chỉ cần mồi lửa.

Bộ đồ EVA có các thiết bị điện tử, nhưng nó chỉ dùng lượng điện áp rất nhỏ. Tôi không nghĩ mình có thể tạo ra một tia lửa nào với lượng điện ấy. Ngoài ra, tôi không muốn tháo rời những thiết bị điện tử trên áo. Tôi cần nó hoạt động nguyên vẹn để đi từ cửa khóa khí về đến con rover.

Cửa khóa khí cũng có thiết bị điện tử, nhưng nó chạy được là nhờ điện bên căn Hab. Tôi đoán rằng NASA chưa từng cân nhắc xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu nó bị phóng xa 50 mét. Cái lũ lười chảy thây này.

Nhựa có lẽ không cháy được, nhưng ai từng chơi với mấy quả bóng sẽ biết nó rất hữu hiệu trong việc tạo ra các tĩnh điện. Một khi làm xong chuyện đó, tôi có thể tạo ra một tia lửa chỉ bằng cách chạm vào một dụng cụ kim loại nào đó.

Một sự thật lý thú: Đây chính xác là cách đoàn Apollo 1 đã dùng để đi đời nhà ma. Chúc tôi may mắn nhé!

 

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Tôi nằm trong một cái hộp ngập mùi tóc cháy. Đó chẳng phải là mùi thơm tho gì.

Sau lần thử nghiệm đầu tiên, ngọn lửa vụt cháy, nhưng khói bay mù mịt tứ tung chẳng đi về hướng nào. Những hơi thở của chính tôi đang làm chúng loạn cả lên. Nên tôi nín thở và thử lại lần nữa.

Lần thử nghiệm thứ hai, bộ EVA làm mọi thứ hỏng cả lên. Có một luồng khí nhẹ nhẹ bay ra từ khung che mặt khi bộ áo liên tục tạo khí bù vào lượng khí bị mất. Nên tôi phải tắt áo đi, nín thở, và thử lại lần nữa. Tôi phải làm nhanh, vì áp suất đang giảm xuống thấp.

Lần thử nghiệm thứ ba, cử chỉ nhanh tay tôi dùng để nhóm lửa phá hoại mọi thứ. Chỉ mỗi việc di chuyển qua lại cũng đủ để tạo ra sự náo loạn thổi khói bay khắp nơi.

Lần thử nghiệm thứ tư tôi tắt áo, nín thở, và khi đến lúc nhóm lửa, tôi làm chậm ơi la chậm. Rồi tôi quan sát làn khói nhỏ bay từ từ về sàn cửa khóa khí, biến mất sau một khe hở nhỏ như sợi tóc.

Bắt được mày rồi nhé, lỗ rò rĩ be bé!

Tôi thở hắt ra và mở áo EVA lên lại. Áp suất đã giảm còn 0.9atm trong thời gian tôi làm mấy thử nghiệm nho nhỏ. Nhưng vẫn còn khá nhiều ôxy trong không khí cho tôi và cho đám tóc cháy của tôi thở. Bộ áo nhanh chóng đưa mọi thứ trở về trạng thái bình thường.

Nhìn vào chỗ nứt gãy, nó thật sự rất nhỏ. Rõ ràng là phai dán nó lại với bộ khâu vá trên áo, nhưng giờ tôi nghĩ lại thì thấy đó là một ý tưởng ngu ngốc.

Tôi cần phải sửa chữa gì đó với miếng che mặt. Tôi chưa biết làm cách nào nữa, nhưng bộ đồ khâu vá và nhựa resin chống áp suất của nó có lẽ rất quan trọng. Và tôi cũng không thể làm từng tí từng tí một được. Một khi tôi phá vỡ miếng dán của bộ đồ khâu vá ra, bộ phận nhị phân của nhựa resin và tôi có tổng cộng 60 giây trước khi nó cứng lại. Tôi không thể lấy một chút ra để sửa chỗ nứt.

Nếu có thêm thời gian, tôi có lẽ sẽ nghĩ ra kế hoạch nào đó để sửa miếng che mặt. Rồi, tôi có thể dành vài giây trong kế hoạch ấy để đắp nhựa resin lên vết nứt của cửa khóa khí. Nhưng tôi không có thời gian.

Giờ tôi còn có 40% trong thùng khí N2. Tôi cần dán vết nứt đó ngay, và tôi cần phải làm được việc đó mà không dùng đến bộ đồ khâu vá.

Ý tưởng đầu tiên: Cậu bé người Hà Lan nhỏ. Tôi liếm lòng bàn tay mình và đặt nó lên vết nứt.

Ok… tôi không thể tạo ra một miếng xi hoàn hoàn, nên vẫn còn khí lưu thông… hơi lạnh rồi nhé… hơi không thoải mái rồi nhé… thôi kệ mẹ nó luôn.

Đến ý tưởng thứ hai. Băng keo!

Tôi có băng keo đa dụng trong thùng đồ nghề. Cứ dán vài miếng xuống xem coi nó có làm chậm lại dòng khí được không. Tôi tự hỏi nó sẽ chống chọi được bao lâu cho đến khi áp suất lại xé toạc nó ra. Dán nó lên đây.

Xong rồi nhé… vẫn còn giữ chặt…

Để tôi kiểm tra bộ áo… Chỉ số cho thấy áp suất vẫn ổn định. Xem ra băng keo đa dụng dùng làm xi khá tốt đấy.

Để xem nó giữ được bao lâu…

 

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Đã 15 phút trôi qua, và băng keo dán vẫn giữ chặt. Có vẻ như vấn đề đã được giải quyết.

Thật hơi thất vọng đấy nhé. Tôi đang nghĩ ra cách để dán lỗ hỏng bằng nước đá. Tôi có hai lít nước trong thùng dự trữ của bộ áo EVA. Tôi có thể tắt hệ thống sưởi của bộ áo và để cửa khóa khí giảm nhiệt độ xuống đủ để đông lạnh. Rồi tôi sẽ… ôi sao cũng được.

Tôi đã có thể sửa nó với nước đá. Tôi chỉ nói vậy thôi.

Được rồi. Đến vấn đề kế tiếp: Làm thế nào để sửa bộ áo EVA? Băng keo đa dụng có thể dán một vết nứt nhỏ như sợi tóc, nhưng nó không thể giữ bầu không khí có áp suất với miếng che mặt to cỡ ấy.

Bộ đồ khâu vá thì lại quá nhỏ, nhưng vẫn hữu dụng. Tôi có thể trét nhựa resin vòng quanh rìa miếng che mặt, rồi dán gì đó lên trên để đậy cái lỗ lại. Vấn đề là, tôi có thể dùng thứ nào để che cái lỗ đây? Thứ gì đó có thể chịu đựng được áp suất cao.

Tôi nhìn quanh quất, chỉ thấy một thứ duy nhất có thể chịu áp suất chính là bộ đồ EVA mà thôi. Vẫn còn rất nhiều vật liệu có thể dùng được, thậm chí tôi có thể cắt nó ra. Bạn còn nhớ khi tôi cắt vải bạt căn Hab thành từng dải nhỏ? Những mảnh đó nằm ngay đây trong thùng dụng cụ của tôi.

Cắt một khúc lớn từ bộ áo EVA sẽ để lại một lỗ thủng khác. Nhưng đó là một lỗ thủng mà tôi có thể quyết định hình dáng và kích thước của nó.

Ừ… tôi nghĩ tôi thấy đáp án ở đây. Tôi sẽ cắt tay mình ra!

À, không. Không phải tay của tôi. Tay của áo EVA. Tôi sẽ cắt nó ngay dưới cùi chỏ. Rồi tôi cắt dọc theo chiều dài của nó, chuyển nó thành một hình chữ nhật. Nó sẽ đủ to để dán khuông che mặt. Và nó sẽ được giữ yên một chỗ bằng nhựa resin.

Vật liệu có thể chịu đựng được áp suất khí quyển? Đã có.

Nhựa resin được thiết kế để dán lỗ hỏng chịu đựng được áp suất ấy? Đã có.

Còn cái lỗ to đùng trên cánh tay cụt của tôi thì sao? Không như miếng che mặt, vật liệu của bộ áo mềm dẻo hơn. Tôi có thể ấn nó lại và dán kín lại bằng nhựa resin. Tôi phải ấn tay trái của mình vào bên hông khi mặc áo, nhưng vẫn có đủ chỗ thôi.

Tôi sẽ phải trải nhựa thật mỏng, nhưng thật sự đó là nhựa dán tốt nhất mà nhân loại từng biết. Và nó cũng chẳng cần phải làm một miếng xi hoàn hảo gì cả. Nó chỉ cần chịu đủ để thời gian để tôi đi vào nơi an toàn thôi.

Và “nơi an toàn” đó là nơi nào? Chẳng biết nữa.

Dù sao thì, từng vấn đề một thôi. Giờ thì tôi phải sửa áo EVA đây.

 

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Cắt tay áo từ bộ đồ EVA thật dễ dàng; và cắt dọc theo chiều dài để tạo thành một hình chữ nhật cũng vậy. Những dải băng đó mạnh như quỷ ấy.

Tháo phần kiếng khỏi khuông che mặt tốn nhiều thời gian hơn tôi tưởng. Cũng chẳng phải tôi sẽ dễ dàng chọc thủng vật liệu của áo EVA, nhưng tôi không muốn làm liều chút nào. Ngoài ra, tôi không muốn có những mẩu thủy tinh vương vãi trên mặt khi tôi mặt áo vào.

Rồi đến giai đoạn khó khăn đây. Một khi tôi tháo băng dán thì tôi có 60 giây trước khi nhựa resin đông cứng lại. Tôi dùng ngón tay mình để múc nó ra khỏi bộ đồ và nhanh chóng trét nó khắp rìa khuông che mặt. Rồi tôi lấy phần còn lại để dán cái lỗ trên cánh tay.

Tôi ấn mảnh vật liệu áo hình chữ nhật lên nón bảo hiểm. Tôi dùng cả hai tay để giữ nó thật chặt còn đầu gối tôi thì ấn chặt miếng xi trên cánh tay.

Tôi giữ vị trí đó cho đến khi đếm xong đến 120 giây. Cho chắc ăn ấy mà.

Hình như nó rất có hiệu quả. Miếng xin trông có vẻ chắc chắn và nhựa resin cũng cứng ngắt như đá. Tuy nhiên, tôi đã dán tay mình vào mũ áo.

Đừng có cười nữa.

Giờ nghĩ lại, dùng ngón tay tôi để trét nhựa thật chẳng phải là một kế hoạch hay nhất. May thay, tay trái tôi vẫn còn trống trãi. Sau một hồi càu nhàu và chửi thề rất thậm tệ, tôi đã có thể với tay đến hộp dụng cụ. Khi lấy ra được một cái chìa vít, tôi liền đục đẽo để tháo rời tay mình ra (nãy đến giờ tôi vẫn thấy rất ngu ngốc.)

Dùng máy tính trên cánh tay, tôi cho bộ áo tăng áp suất quá mức đến 1.2 atm. Miếng che mặt bung về phía trước, nhưng vẫn giữ chặt. Cánh tay cũng phồng lên, hăm he xé nát miếng xi mới, nhưng rồi cũng vẫn ở lại nguyên vẹn.

Rồi tôi nhìn vào chỉ số để xem nó kín hơi đến độ nào.

Câu trả lời: Không kín gì mấy.

Bộ áo được thiết kế để dùng 8 giờ. Đó tính ra là 250ml ôxy lỏng. Để cho an toàn, bộ áo có một dung tích là một lít ôxy. Nhưng đó chỉ là một nửa câu chuyện.

Phần còn lại trong không khí chính là nitơ. Nó chỉ ở đó để tạo áp suất. Khi bộ áo bị rò rĩ, đó chính là thứ được dùng để lấp đầy lại. Bộ áo có sức chức 2 lít nitơ lỏng.

Nó hoàn toàn xì hơi ra. Trong vòng 60 giây nó rĩ nhiều đến nổi cả khu cửa khóa khói lên đến 1.2 atm.

Cứ cho là dung lượng của cửa khóa khí là 2 mét khối. Áo EVA phồng lên có lẽ chiếm một nửa dung lương ấy. Nên nó mất 5 phút để thêm 0.2 atm vào 1 mét khối. Đó tức là 285 gram khí (bạn cứ vào tin tính toán của tôi). Không khí trong thùng chừng 1 gram/1 mét khối, như vậy có nghĩa là tôi đã mất 285 ml.

Ba thùng cộng lại có tổng cộng là 3000 ml. Phần nhiều chúng được dùng để duy trì áp suất khi cửa khóa khí bị rĩ. Ngoài ra, hơi thở của tôi cũng chuyển hóa phần nào ôxy thành CO2 và nó được bộ phận lọc CO2 của áo thu về.

Kiểm tra lại chỉ số, tôi có 410 ml ôxy, 738 ml nitơ. Tổng cộng, tôi có gần 1150 ml để dùng. Bao nhiêu đó chia cho 285 ml bị mất một phút…

Một khi tôi ra khỏi cửa khóa khí, bộ EVA này chỉ duy trì được 4 phút.

Mẹ nó.

 

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Ok, tôi đã suy nghĩ thêm.

Đến rover thì có ích lợi gì? Tôi sẽ bị mắc kẹt trong đó thay vì ở đây. Không gian rộng hơn thì dễ chịu hơn, nhưng cuối cùng thì tôi cũng sẽ chết. Không có máy lọc nước, máy lọc ôxy, không có thức ăn. Chọn đại một vấn đề, cái nào cũng chết cả.

Tôi cần phải sửa chữa căn Hab. Tôi biết phải làm gì; chúng tôi đã tập nó trong thời gian huấn luyện. Nhưng sẽ mất nhiều thời gian lắm. Tôi phải đi vòng quanh tấm vải bạt đã sụp đỗ để nẫng vài vật liệu dư thừa cho việc chắp vá. Rồi tôi phải tìm cái lỗ hổng và dán nó lại như cũ.

Nhưng sẽ phải mất vài giờ đồng hồ để sửa chữa còn áo EVA của tôi thì hoạt động như cứt ấy.

Tôi cần một bộ áo khác. Áo của Martinez từng ở trong rover. Tôi lôi nó ra tít chỗ Pathfinder rồi đem nó về đây, để phòng hờ khi tôi cần một bộ. Nhưng khi trở về, tôi đem nó cất lại trong căn Hab.

Mẹ kiếp!

Được rồi, nên tôi cần lấy một bộ áo khác trước khi đi đến chỗ rover. Bộ nào nhỉ? Bộ của Johanssen quá nhỏ so với tôi (cô gái Johanssen của chúng ta, một cô gái nhỏ con bé tẹo). Bộ của Lewis đang chứa đầy nước. Thật ra thì đến giờ phút này phải nói là nó đang chứa đầy nước đang thăng hoa thành đá. Bộ áo tơi tả được dán lại tôi đang có đây là của Beck; bộ đồ vốn của tôi thì có một cái lỗ trên đó. Vậy chỉ còn của Martinez và Vogel thôi.

Tôi để bộ của Martinez cạnh giường tầng của mình, phòng khi tôi cần một bộ áo lúc vội vàng. Đương nhiên, sau vụ xì hơi bất chợt này, nó có thể ở bất cứ chỗ nào. Nhưng dù sao thì đó cũng là nơi bắt đầu để tìm kiếm.

Vấn đề tiếp theo: Tôi cách căn Hab gần cả 50 mét. Chạy trong không gian có trọng lực 0.4g khi mặc bộ đồ EVA cồng kềnh này chẳng dễ dàng chút nào. Giỏi nhất là tôi chỉ đi được 2 mét/giây. Vậy tổng cộng mất 25 giây quý giá, gần 1/8 thời gian 4 phút của tôi. Tôi phải giảm thời gian ấy xuống.

Nhưng làm thế nào?

 

Nhật trình ghi âm: Sol 119

Tôi lăn cái cửa khóa khí khốn kiếp này.

Đơn giản nó chỉ là một buồng điện thoại đang nằm nghiêng. Tôi làm thử một thí nghiệm.

Tôi tính rằng nếu tôi muốn nói lăn, thì tôi chỉ cần đập vào tường càng mạnh càng tốt. Và tôi phải lơ lửng trên không trong lúc đó. Tôi không thể dựa vào bộ phận nào trong cửa khóa khí. Lực cản sẽ tiêu hủy nhau và nó sẽ chẳng nhút nhích chút nào.

Đầu tiên tôi cố phóng thân mình từ một bên tường và lao thẳng vào bên kia. Cửa khóa khí trượt một tí, nhưng chỉ nhiêu đó thôi.

Tiếp theo, tôi cố làm một cú hít đất siêu cấp để tung mình vào không trung (trọng lực 0.4g yay!) và dùng cả hai chân để đá bức tường. Một lần nữa, nó trượt một tí.

Lần thứ bai, lần này tôi làm đúng. Mấu chốt ở chỗ phải hạ cả hai chân xuống mặt đất, gần bức tường. Rồi tôi phóng mình vào đỉnh của tường đối diện và dùng lưng đập vào nó. Khi tôi vừa thử cách đó, nó tạo ra đủ lực và đòn bẩy để nghiêng cửa khóa khí và lăn nó về hướng căn Hab.

Cửa khóa khí dài 1 mét, cho nên… thở dài… tôi phải làm thế 50 lần nữa.

Tôi sẽ có một cơn đau lưng kinh khiếp lắm sau vụ này đây.

 

Nhật trình ghi âm: Sol 120

Tôi có một cơn đau lưng thật khủng khiếp.

Kỹ thuật “ném lưng vào tường” nhẹ nhàng và tao nhã có vài khuyết điểm. Nó chỉ có tác dụng một trong mười lần thử nghiệm, và ôi nó đau đớn làm sao. Tôi phải nghỉ ngơi, duỗi tay duỗi chân, và nói chung là tự thuyết phục cơ thể mình ném người vào tường lần nữa đi nào.

Phải mất cả đêm, nhưng tôi cũng đến được rồi.

Giờ tôi chỉ cách căn Hab chừng 10 mét thôi. Tôi không thể tiến đến gần hơn nữa, vì những mảnh vỡ vụn từ vụ xì hơi còn nằm vương vãi khắp nơi. Đây chẳng phải là cửa khóa khí đi được mọi địa hình. Tôi chẳng thể nào lăn qua những thứ quỷ đó.

Căn Hab đã xì hơi vào buổi sáng. Giờ lại là một buổi sáng nữa. Tôi đã làm việc với cái hộp mắc dịch này cả ngày trời. Nhưng giờ tôi sắp phải đi rồi.

Tôi đang mặc bộ áo EVA, và sẵn sàng để đi đây.

Được rồi… ok… Xem lại kế hoạch một lần nữa: Dùng van tay để trung hòa cửa khóa khí. Chạy ra và đi nhanh về hướng căn Hab. Đi lòng vòng bên dưới tấm vải bạt sụp đổ. Tìm áo du hành của Martinez (hoặc của Vogel nếu tôi vô tình thấy nó trước). Vào rover. Vậy là an toàn.

Nếu tôi hết thời gian mà vẫn chưa tìm được bộ áo, tôi sẽ chạy đến căn rover. Tôi sẽ gặp rắc rối, nhưng tôi sẽ có thời gian và vật liệu để tìm cách giải quyết.

Hít một hơi sâu nào… đến giờ đi rồi!

 

Nhật trình: Sol 120

Tôi còn sống! Và tôi đang ở trong con rover!

Mọi chuyện chẳng như kế hoạch, nhưng tôi chưa chết, nên coi như là đã thắng lợi rồi.

Việc trung hòa cửa khóa khí chẳng vấn đề gì. Tôi đã ra ngoài trong vòng 30 giây. Tôi nhảy tung tăng đến căn Hab (đây là cách nhanh nhất để di chuyển trong trọng lực này), vượt qua vùng đất đầy những mảnh vụn. Vụ nổ quả thật đã bắn mọi thứ bay tứ tung, bao gồm cả tôi nữa.

Thật khó mà nhìn; miếng che mặt của tôi bị lấp đầy bởi những mảnh chắp vá tạm thời. May thay, trên tay tôi có một máy ghi hình. NASA khám phá rằng quay cả thân người đang mặc bộ EVA để nhìn thứ gì đó thật là một sự phí phạm thời gian đến là vô bổ. Nên họ gắn một máy ghi hình nhỏ bên cánh tay phải. Hình ảnh được truyền đến khuôn che mặt. Nó cho phép chúng tôi nhìn về thứ gì đó bằng cách chỉ tay về hướng chúng.

Tôi phải nhìn một phiên bản chập chờn lộn xộn hơn của thế giới bên ngoài. Miếng chắp vá trên khuông che mặt chẳng phải bằng phẳng hay có khả năng phản chiếu gì cho cam. Nhưng dù sao thì nó cũng đủ để nhìn thấy những thứ đang diễn ra.

Tôi đi thẳng đến vị trí ban đầu của cửa khóa khí. Tôi biết ở đó có một cái lỗ to tướng, nên tôi sẽ có thể đi vào. Tôi tìm thấy nó một cách dễ dàng. Và ôi trời quả thật là một vết rách khủng khiếp. Sẽ rất phiền phức để sửa chữa nó đây.

Đó là khi khiếm khuyết trong kế hoạch của tôi bắt đầu hiện thân. Tôi chỉ có một cánh tay để dùng. Tay trái của tôi nằm sát rạt vào thân người, trong khi đó cánh tay cụt của áo thì cứ tự do phe phẩy. Nên khi tôi đi vòng vòng bên dưới tấm vải bạt, tôi chỉ có một cánh tay để chống đỡ nó lên. Chuyện này làm tôi chậm đi nhiều.

Từ những gì tôi có thể nhìn thấy, bên trong căn Hab mọi thứ hỗn độn. Tất cả đều bị di dời. Tất cả bàn ghế giường tầng đều cách chỗ cũ cả vài mét. Những vật nhẹ hơn lẫn lộn lung tung khắp nơi, nhiều thứ đã văng ra bên ngoài. Mọi thứ đều bị đất và cây khoai tây che phủ.

Lê bước về phía trước, tôi đến chỗ mình để áo của Martinez. Tôi kinh ngạc nhận ra nó vẫn còn ở đó.

“Yay!” Tôi ngây thơ thầm nghĩ. “Vấn đề đã được giải quyết!”

Không may sao, bộ áo bị đè dưới một cái bàn, và cái bàn bị ấn chặt xuống đất bởi tấm bạt đã sụp đổ. Nếu tôi còn hai tay, tôi đã có thể kéo nó ra, nhưng chỉ với một tay tôi chẳng thể làm gì.

Thời gian sắp hết, tôi đành tháo mũ ra. Đặt mũ qua một bên, tôi vươn tay qua bàn để lấy bộ khâu vá trong áo Martinez. Tôi tìm thấy nó nhờ sự giúp đỡ của chiếc máy ghi hình trên tay áo. Tôi bỏ nó vào trong mũ và chạy tót ra ngoài.

Đi loạng choạng đến con rover, tôi suýt chút nữa là không kịp giờ rồi. Tai tôi lùng bùng vì mất áp suất ngay trong lúc chiếc rover lấp đầy khí quyển với áp suất 1 atm tuyệt diệu trở lại.

Tôi bò vào trong, ngã sập xuống và thở hổn hển một hồi.

Thế là tôi đã vào lại trong rover. Cũng như lần tôi trở về từ Cuộc du hành tìm kiếm lại Pathfinder vĩ đại. Ôi. Ít ra lần này nó nghe mùi đỡ hơn một tí.

Trong lúc này NASA có lẽ rất lo lắng cho tôi. Họ có lẽ thấy cửa khóa khí lăn cù mèo về phía căn Hab, nên họ biết tôi còn sống, nhưng họ sẽ muốn biết tình trạng. Thật ra thì, chính rover là thứ liên lạc với Pathfinder.

Tôi cố gửi tin nhắn nhưng Pathfinder không trả lời. Cũng chẳng phải sự ngạc nhiên gì lắm. Nó được căn Hab cung cấp điện, và giờ căn Hab đang offline. Trong chuyến bò trườn ra ngoài ngắn ngủi đầy hoang mang, tôi đã thấy Pathfinder nằm ngay đó nơi tôi đã đặt nó, và những mảnh vỡ cũng chẳng bay ra xa đến thế. Chắc hẳn nó sẽ không sao khi tôi nối kết cho nó chút điện.

Còn với tình hình hiện tại của tôi, thứ thu về quý giá chính là chiếc mũ. Chúng có thể hoán đổi được, nên tôi có thể dùng chiếc của Martinez để thay cho chiếc vỡ vụn như tơi của mình. Cánh tay cụt lủn vẫn là vấn đề, nhưng miếng che mặt mới là nơi bị rõ rĩ nhiều nhất. Và với một bộ khâu vá mới, tôi có thể dán cánh tay lại với nhiều nhựa resin hơn.

Nhưng chuyện đó có thể chờ. Tôi đã thức trên 24 giờ rồi. Tôi chẳng có nguyên hiểm tức thời nào cả, nên giờ tôi sẽ đi ngủ đây.

 

Nhật trình: Sol 121

Hôm nay ngủ được một giấc quá đã, và mọi việc tiến triển khá tốt.

Điều đầu tiên tôi làm là dán lại cánh tay. Lần trước, tôi phải trét nhựa resin mỏng tang; tôi dùng gần hết để dán khuôn che mặt. Nhưng lần này tôi có cả nguyên bộ khâu vá chỉ để cho phần cánh tay. Nên tôi có một xi dán hoàn hảo.

Tôi vẫn chỉ có một bộ áo cụt tay, nhưng ít ra nó không còn rò rĩ.

Hôm qua tôi mất gần hết lượng khí của mình, nhưng tôi có lượng ôxy đủ cho nửa giờ đồng hồ. Như tôi đã nói trước đó, cơ thể con người chẳng cần nhiều ôxy quá. Duy trì áp suất mới là vấn đề.

Với khoảng thời gian ấy, tôi đã có thể tận dụng thùng làm đầy lại EVA của rover. Đó là điều tôi đã không thể làm với bộ áo bị thủng.

Chuyện dùng thùng làm đầy lại chỉ là một việc làm khẩn cấp. Hạn dùng như mong đợi của con rover là bắt đầu bằng một áo EVA còn đầy và trở về khi vẫn còn chút khí để thở. Nó chẳng được thiết kế để dùng cho những chuyến đi dài ngày, hay những chuyến đi qua đêm. Nhưng để phòng hờ cho những trường hợp khẩn cấp, nó có một vòi vắt bên ngoài để chăm đầy khí lại. Không gian bên trong đã có giới hạn rồi, nên NASA kết luận rằng đa số những khẩn cấp liên quan đến khí có thể giải quyết bên ngoài.

Nhưng việc chăm đầy khí rất chậm chạp, chậm hơn tốc độ rò rĩ của áo tôi. Nên thật chẳng ích gì cho tôi. Giờ thì, với một bộ áo có năng lực hoàn chỉnh trong việc giữ được áp suất, chăm đầy khí vào thùng chỉ là một chuyện nhỏ.

Sau khi xong, và đảm bảo rằng bộ áo không còn rò rĩ, tôi có vài nhiệm vụ cấp thiết phải xử lý ngay. Dù tôi rất tin tưởng công trình của mình, tôi muốn có một bộ áo có đầy đủ hai tay.

Tôi mạo hiểm đi về căn Hab. Lần này, không vội vàng nữa, tôi có thể dùng một cây gậy để làm đòn bẩy và lật cái bàn khỏi bộ áo của Martinez. Tôi kéo nó ra và lôi nó về rover.

Sau một hồi chẩn đoán thật tỉ mỉ để cho chắc ăn, cuối cùng tôi cũng có một bộ EVA còn hoàn toàn hoạt động! Phải mất đến hai chuyến đi, nhưng tôi đã thành công.

Ngày mai, tôi sẽ sửa căn Hab.

 

Nhật trình: Sol 122

Điều đầu tiên tôi làm hôm này là sắp xếp mấy hòn đá gần rover để nó đánh vần “A- OK”. Điều đó hẳn làm NASA thấy vui.

Tôi đi vào trong căn Hab để kiểm tra tình trạng hư hại. Điều cần cấp với tôi là sửa cho cấu trúc được chắc chắn và có thể giữ được áp suất. Sau đó, tôi có thể làm việc để sửa những thứ hư hỏng khác.

Thường thì căn Hab là một mái vòm, với những cột chống đỡ linh hoạt để duy trì vòng cung, và sàn xếp cứng để giữ nó bằng phẳng. Áp suất bên trong chính là thứ cốt yếu trong sự chống đỡ của nó. Nếu không có nó, toàn bộ mọi thứ đều sụp đổ. Tôi kiểm tra các cây cột, không cây nào bị gẫy cả. Chúng chỉ nằm phẳng xuống thôi. Tôi phải gắn nối lại vài thanh, nhưng chuyện đó cũng khá dễ dàng.

Cái lỗ trong Airlock 1 thật quá lớn, nhưng có thể khắc phục được. Tôi có băng dán đặc biệt và vải bạt dự trữ. Cũng sẽ phải tốn rất nhiều công sức, nhưng tôi có thể sửa căn Hab được. Khi xong rồi, tôi sẽ thiết lập lại hệ thống điện và đưa Pathfinder online trở lại. Sau đó, NASA có thể chỉ cho tôi sửa bất cứ thứ gì mà tôi không tự nghĩ ra cách được.

Tôi không lo lắng gì về những điều đó. Tôi có vấn đề còn to lớn hơn thế nhiều.

Nông trại của tôi đều chết hết cả rồi.

Với áp suất hoàn toàn bị mất đi, tất cả nước bên trong đều bị sôi lên và bốc hơi đi hết. Ngoài ra, nhiệt độ thấp hơn mức đông lạnh rất nhiều. Ngay cả các vi sinh vật bên trong đất cũng không thể sống sót sau một vụ diệt chủng như thế. Một vài cây nằm trong lều bật bên ngoài căn Hab. Chúng cũng chết ngủm luôn. Tôi để chúng kết nối trực tiếp với căn Hab bằng một ống dẫn để duy trì nguồn khí và nhiệt độ. Khi căn Hab mất áp suất, lều bật cũng mất áp suất theo. Ngay cả khi chúng không bị vậy, thì khí hậu rét lạnh cũng giết chúng chết mất rồi.

Giờ thì khoai tây đã tiệt chủng trên sao Hỏa.

Và cả bọn giun đất và vi sinh vật trong đất. Tôi sẽ không thể nào trồng được một cái cây nào khi còn ở đây.

Chúng tôi đã lên kế hoạch mọi thứ. Nông trại của tôi sẽ cung cấp lượng thực cho tôi đến Sol 900. Tàu gửi đồ dự trữ sẽ đến đây vào Sol 856, sớm hơn nhiều trước ngày tôi hết thức ăn. Với nông trại chết yểu như thế này, kế hoạch đó chỉ còn là dĩ vãng.

Những bao khẩu phần ăn sẽ chẳng hề hấn gì sau vụ nổ. Và tuy đám khoai đã chết, nhưng chúng vẫn là lương thực. Tôi cũng đang sắp thu hoạch rồi, nên có lẽ cũng vừa đúng lúc cho vụ nổ xảy ra.

Khẩu phần ăn sẽ giúp tôi sống đến Sol 400. Tôi không thể nói trước được đám khoai tây sẽ đi được đến đâu trước khi xem xét ra coi tôi còn bao nhiêu củ. Nhưng tôi có thể ước lượng. Tôi có 400 cây, trung bình mỗi cây 5 củ: tổng cộng 2000 củ. Mỗi củ có 150 calorie, và tôi cần 10 củ mỗi ngày để sống sót. Điều đó có nghĩ rằng nó sẽ giúp tôi sống thêm 200 sol. Tổng cộng: tôi có đủ lương thực để sống đến Sol 600.

Đến Sol 856 là tôi đã chết dần chết mòn từ kiếp nào rồi.


Photo Credit: Century Fox Movie photo

 

« »
%d bloggers like this: