Keep on reading

Người Sao Hỏa (The Martian) by Andy Weir (18)

Người Sao Hỏa

Tác giả: Andy Weir
Người dịch: conruoinho

Thể loại: Khoa học viễn tưởng (scifi)

Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
Truyện dịch từ bản Advance Read nên có thể không giống hoàn toàn với bản xuất bản.

martianedit_464

Mục Lục

1 – 2 3 456 – 789101112 – 13 1415161718 – 1920 212223242526


(18)

Nhật trình: Sol 197

Thở dài…

Tôi ước mọi việc suôn sẻ theo kế họach dù chỉ một lần thôi, bạn có biết không?

Sao Hỏa cứ cố giết tôi cho bằng được.

À thì… sao Hỏa không hề  giật chết Pathfinder à. Nên tôi đính chính đây:

Sao Hỏa và sự ngu ngốc của tôi cố giết tôi cho bằng được.

Ok, tự thương hại mình nhiêu đó đủ rồi. Tôi chưa mạt vận. Chỉ là mọi chuyện sẽ khó hơn dự định. Tôi có tất cả mọi thứ cần thiết để sinh tồn. Và Hermes vẫn đang trên đường đến đây.

Tôi dùng sỏi đá đánh vần một tin nhắn Morse. “PATHFINDER BỊ NƯỚNG VỚI 9AMPE. CHẾT LUÔN RỒI. KẾ HOẠCH KHÔNG ĐỔI. SẼ ĐI ĐẾN MAV.”

Nếu tôi có thể đến được khu vực MAV của Ares 4, tôi sẽ ổn thôi. Nhưng vì đã mất liên lạc với NASA, tôi phải tự thiết kế chiếc xe Du mục sao Hỏa Vĩ đại của mình.

Trong thời gian này, tôi đã ngưng hẳn mọi hoạt động. Tôi không muốn tiếp tục khi chưa lên kế hoạch. Tôi chắc chắn NASA có nhiều ý kiến, nhưng giờ tôi phải nghĩ ra sáng kiến của riêng mình.

Như tôi đã nói, Bộ Ba To Đùng (Máy lọc không khí, máy tạo ôxy, và máy lọc nước) là ba bộ phận thiết yếu. Tôi đã tránh không dùng chúng trong chuyến đi đến Pathfinder. Tôi dùng đầu lọc CO2 để điều hòa không khí, và đem đủ ôxy và nước cho cả chuyến đi. Nhưng lần này cách đó không dùng được. Tôi cần Bộ Ba.

Vấn đề là, chúng ngốn rất nhiều điện, và chúng phải chạy liên tục cả ngày. Pin của rover chỉ có 18kwh. Máy tạo ôxy thôi đã dùng hết 44.1kwh mỗi sol rồi. Thấy vấn đề của tôi chưa?

Mà bạn biết gì không? Đọc chữ “Ki lô watt giờ mỗi sol” nghe thấy mắc mệt à. Tôi sẽ sáng chế ra một tên cho đơn vị khoa học mới. Một ki lô watt giờ mỗi là… nó có thể là bất cứ thứ gì… ừm… Tôi dở vụ này quá… Ôi kệ mẹ nó. Tôi sẽ gọi nó là “ninja hải tặc”.

Như đã nói, Bộ Ba cần 69.2nht, hầu hết lượng điện đó bị máy tạo ôxy và máy điều hòa không khí ngốn hết. (Máy lọc nước chỉ dùng 3.6nht.)

Sẽ phải cắt giảm thôi.

Máy dễ nhất là máy lọc nước. Tôi có 620 lít nước (tôi còn cón nhiều hơn trước khi căn Hab nổ tung). Tôi chỉ cần ba lít nước mỗi sol, nên lượng nước này sẽ dùng được đến 206 sol. Chỉ còn 100 sol là tôi phải lên đường và đến ngày tôi được đón về (hoặc chết trên đường đi).

Kết luận: Xét cho cùng thì tôi không cần máy lọc nước. Tôi sẽ uống  khi cần, và bỏ chất thải của mình ra ngoài. Yeah, đúng đó sao Hỏa, tao sẽ tè và ị lên người mày. Đó là hậu quả mày sẽ phải gánh chịu vì lúc nào cũng cố giết tao.

Thấy chưa. Tôi đã tiết kiệm được 3.6 ninja hải tặc.

 

Nhật trình: Sol 198

Tôi có một bước đột phá với máy tạo ôxy!

Tôi dành hết cả ngày xem xét những đặc điểm kỹ thuật. Nó đun nóng CO­2 lên đến 900 độ C, rồi chuyển nó qua một ô điện phân zirconium để xé toạc những phân tử carbon ra. Việc đun nóng khí chính là chỗ tốn nhiều năng lượng nhất. Vì sao điều đó quan trọng? Bởi vì tôi chỉ có mình ênh còn máy tạo ôxy thì được chế ra để dùng cho sáu. 1/6 lượng CO2 có nghĩa là 1/6 năng lượng được cùng để đun nóng.

Đặc điểm kỹ thuật nói là dùng 44.1nht, nhưng trong suốt thời gian vừa qua nó chỉ dùng 7.35 vì có ít người hơn. Giờ thì chúng ta có bước tiến đến đâu đó rồi!

Và còn vấn đề máy điều hòa không khí. Nó lấy mẩu vật từ không khí, kiểm tra xem có gì bất thường, và xử lý vấn đề đó. Nhiều CO2? Lấy ra bớt. Không đủ O2? Cho thêm vào. Nếu không có nó thì máy tạo ôxy cũng vô dụng thôi. Khí CO2 cần được tách ra để xử lý.

Máy điều hòa dùng một phổ kế để phân tích khí, rồi tách khí ra bằng cách làm cho chúng lạnh thiệt lạnh. Những nguyên tố khác nhau hóa lỏng ở nhiệt độ khác nhau. Dưới Trái Đất, làm lạnh nhiều khí như thế sẽ ngốn lượng năng lượng nhiều trời ơi đất hỡi. Nhưng (như tôi nhận thức một cách sâu sắc) đây chẳng phải là Trái Đất.

Việc làm lạnh khí có thể hoàn thành bằng cách bơm khí ra một bộ phận bên ngoài căn Hab. Khí được làm lạnh nhanh chóng xuống bằng với nhiệt độ bên ngoài, lên xuống từ âm 150 C đến 0 độ C. Khi trời ấm thì chúng tôi dùng thêm một tủ lạnh, nhưng những ngày trời lạnh thì coi như khí hóa lỏng miễn phí. Sự hao tổn năng lượng thật sự đến từ việc đun nóng nó trở lại. Nếu khí trở lại căn Hab mà không được đun nóng lên thì tôi sẽ chết cóng.

“Nhưng khoan đã,” Bạn đang nghĩ, “Khí quyển sao Hỏa không phải trong thể lỏng. Vậy tại sao khí trong căn Hab lại cô đọng lại?”

Bầu khí quyển trong trong căn Hab đặc hơn 90 lần, nên việc hóa lỏng diễn ra ở nhiệt độ cao hơn. Máy điều hòa được lợi từ cả hai phía. Đúng theo nghĩa đen luôn. Ghi chú ngoài lề: Khí quyển sao Hỏa cô đọng ở hai cực. Trên thực tế, chúng hóa đặc thành đá khô.

Vấn đề: Máy điều hòa dùng 21.5nht. Cho dù thêm vào pin của căn Hab cũng chỉ vừa đủ để máy chạy được một sol, chứ đừng kể đến việc có đủ pin để lái xe nữa.

Cần phải suy nghĩ thêm.

 

Nhật trình: Sol 199

Tôi nghĩ ra rồi. Tôi biết làm thế nào để cung cấp điện cho máy tạo ôxy và máy điều hòa không khí.

Vấn đề với những máy nhỏ là tính độc hại của CO2. Bạn có thể có nhiều thật là nhiều ôxy, nhưng một khi CO2 vượt quá 1% là bạn sẽ bắt đầu thấy hơi thờ thẫn. Ở mức 2% bạn sẽ có cảm giác như đang say xỉn. Ở mức 5% thì có mà tỉnh táo được. Đến 8% là nó sẽ giết được bạn luôn. Duy trì sự sống không phải là về việc tạo ôxy, mà và về việc tống khứ CO2 đi.

Tôi cần máy điều hòa. Nhưng không phải lúc nào cũng cần máy tạo ôxy. Tôi chỉ cần bỏ được CO2 khỏi không khí, rồi bơm đầy ôxy lại. Tôi có 50 lít ôxy lỏng trong hai thùng 25 lít trong căn Hab. Đó là 50,000 lít ôxy thể khí, đủ để sống được 85 ngày. Không đủ để dùng đến ngày được cứu hộ, nhưng cũng nhiều quá rồi chứ.

Máy điều hòa có thể tách CO2 và chứa nó trong thùng, thêm ôxy vào khí quyển của tôi khi cần. Khi lượng ôxy của tôi xuống thấp, tôi có thể cắm liều một ngày và dùng hết điện lực của mình để chạy máy tạo ôxy. Bằng cách đó, lượng điện tiêu thụ bởi máy tạo ôxy không ngốn hết điện lực tôi cần dùng để lái xe.

Vậy nên tôi sẽ cho máy điều hòa chạy liên tục, nhưng chỉ chạy máy tạo ôxy vào những ngày tôi dành riêng ra để dùng nó.

Sau khi máy điều hỏa đông lạnh CO2, khí ôxy và nitơ vẫn ở thể khí, nhưng chúng sẽ ở âm 75 độ C. Nếu máy điều bơm khí đó lại vào khí quyển mà không đun nóng nó lên gì cả, thì tôi sẽ trở thành que kem đá trong vòng vài giờ. Hầu hết điện lực trong máy điều hòa là dùng để đun nóng lượng khí được truyền vào lại nên điều đó sẽ không xảy ra.

Nhưng tôi có phương pháp hay hơn để sưởi nó ấm. Một thứ mà NASA sẽ không xem xét dù là vào một ngày muốn giết người chết đi được.

Đó là chiếc RTG!

Đúng, chiếc RTG. Có lẽ bạn còn nhớ nó trong chuyến đi lý thú của tôi đến Pathfinder. Một cục u Plutonium dễ thương quá ư là phóng xạ đến nỗi nó phát ra 1500 watt nhiệt chỉ để thu về 100W điện. Vậy điều gì đã xảy ra với 1400 W kia? Nó được phóng ra dưới dạng nhiệt.

Trong chuyến đi đến Pathfinder, thật ra tôi còn phải tháo rời lớp cách nhiệt trên con rover để cho lượng nhiệt dư thừa từ cái đồ quỷ sứ ấy thoát ra ngoài.

Tôi đã tính toán. Máy điều hòa dùng 790 W để sưởi ấm khí liên tục. Chiếc RTG với khả năng 1400 W thì dư sức làm việc này, cũng như việc giữ cho nhiệt độ rover ở mức dễ chịu.

Để thử nghiệm, tôi tắt các hệ thống sưởi trong máy điều hòa và ghi chú lượng điện lực nó tiêu thụ. Sau vài phút tôi bật nó lên lại ngay. Ôi Chúa Giêsu Kitô ơi khí được truyền về nó lạnh ơi là lạnh. Nhưng tôi có số liệu tôi mong muốn.

Với việc sưởi ấm, máy điều hòa cần 21.5nht. Không có nó… (tùng tùng tung cheng) 1nht. Đúng thế, hầu như tất cả lượng điện đều dùng để sưởi.

Cũng như với tất cả những vấn đề trong cuộc sống, việc này có thể giải quyết bằng một hộp chất phóng xạ tinh khiết.

Tôi dành hết thời gian còn lại trong ngày để kiểm đi kiểm lại tính toán của mình và làm thêm vài thí nghiệm. Mọi thứ đều đúng hết. Tôi có thể làm được việc này.

 

Nhật trình: Sol 200

Hôm nay tôi đẩy đá.

Tôi cần phải biết hiệu suất điện lực mà rover/toa tải sẽ đạt được là bao nhiêu. Trên đường đến Pathfinder, tôi đạt 80 km từ 18 kwh. Lần này, trọng tải sẽ nặng hơn nhiều. Tôi sẽ kéo theo toa tải và mấy thứ ba linh tinh khác.

Tôi lùi xe rover lại gần toa tải và nối bàn kẹp để kéo xe. Cũng dễ dàng thôi.

Toa tải đã được giảm áp khá lâu rồi (xét cho cùng thì trên người nó có cả trăm cái lỗ nhỏ chi chít), nên tôi mở cả hai cửa khóa khí để có thể đi thẳng vào khu vự bên trong. Rồi tôi quăng một mớ đá vào đó.

Tôi phải đoán đại trọng lượng. Thứ nặng nhất tôi sẽ mang theo là nước. Cả 620 kí nước. Khoai tây đông khô cộng thêm 200 kí nữa. Tôi sẽ phải đem theo nhiều pin mặt trời hơn lần trước, và có thể cả pin từ căn Hab. Đương nhiên là thêm máy điều hòa và máy tạo ôxy. Thay vì phải cân mấy thứ quỷ đó, tôi đoán đại là chúng sẽ nặng 1200 kí.

Nửa mét khối bazan nặng cỡ đó (ít nhiều là vậy). Sau hai giờ lao động như khổ sai, và than thở suốt khoảng thời gian ấy, tôi đã đem hết đống ấy vào.

Rồi với hai cục pin được sạc đầy, tôi lái vòng vòng quanh căn Hab cho đến khi tôi dùng hết cả hai cục pin thì thôi.

Với vận tốc tối đa ở 25km/giờ, đó chẳng phải là một vòng đua hấp dẫn đầy ngoạn mục. Nhưng tôi thấy ấn tượng với khả năng duy trì vận tốc của nó khi mang theo thêm khối lượng như thế. Chiếc rover có lực xoáy thật tuyệt hảo.

Nhưng định luật vật lý là một kẻ huênh hoang, và nó răm rắp báo thù cho việc tăng trọng lượng. Tôi chỉ đi được 57 km là đã hết pin.

Đó là 57 km trên mặt đất bằng phẳng, và không phải cung cấp điện cho máy điều hòa (dù cũng không dùng nhiều khi tắt các hệ thống sưởi). Cho là 50 km/ngày đi cho an toàn. Với vận tốc đó sẽ phải mất đến 65 ngày mới tới được Schiaparelli. Nhưng đó chỉ là thời gian di chuyển thôi đấy.

Thỉnh thoảng, tôi phải nghỉ một ngày để cho máy tạo ôxy dùng hết điện lực? Bao lâu à? Sau một hồi tính toán tôi có kết quả là với ngân quỹ 18nht nó có thể cung cấp điện cho máy để tạo đủ ôxy cho 2 sol rưỡi. Cứ hai ba ngày là tôi dừng xe để tạo thêm ôxy. Tổng cộng cuộc hành trình 65 ngày của tôi sẽ trở thành 91 ngày!

Thế thì lâu quá con mẹ nó rồi. Tôi sẽ tự xé toạc đầu mình luôn nếu tôi phải sống trong con rover lâu đến thế.

Dù sao thì, tôi mệt đừ người với việc khiêng đá và than thở về việc khiêng đá. Tôi nghĩ tôi bong cái gân nào sau lưng rồi. Phần còn lại trong ngày tôi sẽ nhàn nhã một chút.

 

Nhật trình: Sol 201

Đúng thế, tôi chắc chắn mình đã bong cái gân nào sau lưng rồi. Tôi tỉnh giấc trong đau đớn

Nên tôi tạm ngưng việc lên kế hoạch với rover. Thay vào đó, tôi dành ngày hôm nay cho việc uống thuốc và chơi với chất phóng xạ.

Trước tiên, tôi nốc một mớ Vicodin giảm đau cho lưng. Vạn tuế đồ y tế của Beck!

Rồi tôi lái ra chỗ RTG. Nó vẫn ở đó nơi tôi đã bỏ nó lại, trong một cái lỗ cách đây 4 km. Chỉ có thằng ngốc mới đem cái thứ ấy về căn Hab. Cho nên, tôi đem nó về căn Hab.

Nó sẽ giết tôi còn không thì thôi. Đã có rất nhiều việc được làm để đảm bảo nó không bị vỡ. Nếu tôi không tin NASA, thì tôi sẽ tin ai? (Trong lúc này tôi sẽ quên chuyện NASA bảo chúng tôi chôn nó ở xa xa.)

Tôi giữ nó trên nóc xe trong chuyến lái về. Cái đồ quỷ ấy nôn ra nhiệt quá xá luôn.

Tôi có vài ống nhựa dẻo định dùng cho việc sửa máy lọc nước. Sau khi đem RTG về căn Hab, tôi hết sức cẩn thận trong việc dán vài ống vòng vách ngăn nhiệt. Tôi dùng cái phễu làm từ một miếng giấy, truyền nước qua ống  rồi đổ nó vào một thùng đựng mẩu nước.

Quả nhiên, nước được đun nóng lên. Đó chẳng phải là chuyện đáng ngạc nhiên gì, nhưng thật tuyệt khi thấy nhiệt động lực học vận hành hoàn hảo.

Máy điều hòa không chạy liên tục. Vận tốc đông lạnh – cách ly được điểu khiển bởi thời tiết bên ngoài. Nên việc trả khí lạnh về chẳng ùa vào như một dòng chảy đều đặn. Và chiếc RTG phát ra một lượng nhiệt cố định, có thể dự đoán được. Nó không thể nào tăng vèo hiệu suất được.

Nên tôi đun nước nóng lên bằng RTG và ta tạo ra một nguồn nhiệt dự trữ, rồi tôi sẽ tạo ra những bong bóng khí truyền về qua nó. Bằng cách ấy tôi không phải lo lắng khí ra vào từ đâu. Và tôi sẽ không phải xử lý tình huống nhiệt độ thay đổi bất ngờ trong rover.

Khi thuốc Vicodin hết tác dụng, cái lưng tôi còn đau hơn trước nữa. Tôi thật cần phải nhẹ tay chút. Tôi không thể cứ nốc thuốc kiểu này. Nên tôi sẽ ngưng việc lao động nặng nhọc trong vài ngày. Về việc đó, tôi đã có một sáng chế nho nhỏ cho riêng mình…

Tôi lấy cái giường cũi của Johanssen và cắt cái võng ra. Rồi tôi bọc vải bạt dư của căn Hab vào khung giường, tạo ra một cái hồ bên trong, với vải bạt dư ra trên mép giường. Tôi lấy đồ chặn lại phần vải dư, giờ thì tôi có một cái bồn tắm kín không rỉ nước.

Chỉ tốn chừng 100 lít nước để đong đầy cái bồn cạn.

Rôi tôi chôm cái ống bơm từ máy lọc nước. (Tôi có để sống dài dài mà không cần máy lọc nước hoạt động). Tôi nối nó với máy đun nước RTG, và tôi đặt cả đường ống ra lẫn đường ống vào vào trong bồn tắm.

Vâng, tôi biết chuyện này điên rồ lắm, nhưng từ hồi ở Trái Đất lên đây đến giờ tôi chưa được tắm bồn, và cái lưng tôi đau điếng đây. Ngoài ra, tôi sắp phải ở với chiếc RTG những 100 sol. Một vài lần vậy cũng chẳng chết ai đâu. Đó là giải thích duy lý rác rưởi của tôi và tôi vẫn giữ nguyên ý kiến.

Phải mất đến hai tiếng để đun nước nóng lên 37 độc C. Khi nhiệt độ lên đến đó, tôi tắt máy bơm và leo vào trong. Ôi chao, tôi chỉ có thể nó “À…”

Làm quái gì mà tôi không nghĩ ra việc này từ sớm nhỉ?

 

Nhật trình: Sol 207

Tôi dành những ngày còn lại trong tuần để phục hồi cơn đau lưng. Cũng không phải là đau lắm, nhưng trên sao Hỏa không nó chuyên viên trị liệu cột sống nào, nên tôi chẳng dám làm liều.

Tôi tắm bồn nước nóng một ngày hai lần, nằm trên giường thường xuyên và xem các chương trình TV thời 70 chán phèo. Tôi đã xem hết bộ sưu tập của Lewis rồi, nhưng tôi chẳng có gì khác để làm. Tôi đành phải xem lại chúng.

Tôi cũng suy nghĩ được khá nhiều thứ.

Tôi có thể làm tốt mọi thứ bằng cách đem theo nhiều bản pin mặt trời hơn nữa. Mười bốn bảng tôi đem đến Pathfinder cung cấp 18kwh có thể trữ trong pin. Khi đi lại, tôi xếp gọn chúng trên nóc xe. Toa tải sẽ cho tôi thêm chỗ để mang theo bảy bảng nữa (một nửa nóc xe đã bị tiêu tùng vì tôi cắt cái lỗ lớn trên ấy).

Điện lực cần thiết cho bảng pin này hoàn toàn từ nhu cầu của máy tạo ôxy mà thôi. Rốt cuộc thì phải xem tôi có thể cho cái tên mắc dịch tham lam này bao nhiêu điện lực trong vòng một sol. Tôi muốn giảm tối thiểu số lượng những ngày mà tôi không thể đi lại được. Tôi cho nó càng nhiều điện thì nó càng tạo được nhiều ôxy, và tôi càng đi được lâu hơn trong những “sol-có-khí” ấy.

Để tham lam một chút xem. Cho là tôi có thể mang theo 14 bảng pin thay vì 7. Không chắc sẽ làm bằng cách nào, như cứ cho là tôi có thể đi. Vậy nó sẽ cho tôi 36nht để dùng, tính ra là 5 sol ôxy cho mỗi đợt sol-có-khí. Năm ngày tôi mới phải dừng một lần. Như vậy hợp lý hơn rất nhiều.

Hơn nữa, nếu tôi có thể sắp xếp để pin chứa đựng nhiều điện lực hơn thì mỗi ngày tôi có thể đi được 100 km. Nói thì dễ thôi làm mới khó. Chỉ tìm chỗ chứa thêm 18kwh cũng khó rồi. Tôi phải dùng hai pin nhiên liệu 9kwh của căn Hab và đem chúng vào rover hoặc toa tải. Không giống pin của rover, chúng chẳng nhỏ mà cũng chẳng lưu động được. Chúng cũng nhẹ thôi, nhưng chúng to lắm. Có lẽ tôi phải gắn chặt chúng bên ngoài vỏ xe, và như vậy thì chúng lại tốn chỗ chứa pin mặt trời của tôi.

Một trăm cây số mỗi sol nghe thật lạc quan quá. Nhưng cứ cho là mỗi sol tôi đi được 90 cây số, cứ năm ngày thì dừng một lần để tạo ôxy. Tôi sẽ đến đó trong vòng bốn mươi lăm ngày. Vậy thì thật tuyệt vời!

Một tin tức khác nữa, tôi vừa nhận ra NASA chắc đang sợ đến tè cả ra quần. Họ đang theo dõi tôi từ vệ tinh, và đã không thấy tôi ra khỏi căn Hab hết sáu ngày rồi. Lưng tôi giờ cũng đở đau hơn, đã đến lúc gửi họ một tin nhắn.

Tôi làm một chuyến EVA ra ngoài. LẦn này, tôi cẩn thận khi khuân vác đống sỏi đá, tôi đánh vần một tin nhắn Morse: “CHẤN THƯƠNG LƯNG. KHỎE HƠN RỒI. TIẾP TỤC CHỈNH SỬA ROVER.”

Nhiêu đó là đủ lao động chân tay cho hôm nay rồi. Tôi không muốn quá sức.

Tôi nghĩ mình sẽ đi tắm bồn cái đã.

 

Nhật trình: Sol 208

Hôm nay đã đến lúc thử nghiệm với mấy tấm bảng pin.

Trước tiên, tôi đưa căn Hab vào chế độ tiết kiệm điện: Không mở đèn bên trong, và những hệ thống không cần thiết thì tắt hết, tất cả hệ thống sưởi bên trong cũng ngưng luôn. Dù sao thì tôi sẽ ở ngoài gần cả ngày trời.

Tôi tháo rời 28 bảng pin từ dàn pin mặt trời và lôi chúng đến rover. Tôi dành bốn giờ để sắp xếp các bảng pin kiểu này kiểu kia. Con rover tội nghiệp trông giống chiếc xe tải trong Beverly Hillbillies. Chẳng kiểu nào dùng được cả.

Cách duy nhất để chứa hết 28 bảng pin trên nóng xe là xếp chúng cao ngất đến nỗi vừa quay xe là chúng đổ nhào. Khi tôi cột chúng lại với nhau, thì chúng rơi hết một lần. Khi tôi tìm ra được cách gắng chúng thật hoàn hảo vào rover, thì rover nghiêng suýt thì lật luôn. Tôi chẳng thèm thử nữa. Chỉ nhìn thôi là thấy rõ ràng rồi và tôi chẳng muốn làm hư hỏng cái khỉ gì cả.

Tôi vẫn chưa tháo rời cái vỏ của toa tải. Một nửa số lỗ đã được khoan, nhưng tôi chưa quyết định dứt khoát sẽ làm thế nào cả. Nếu tôi cứ để nguyên nó như thế, tôi có thể có bốn chồng pin mỗi chồng bảy bảng. Vậy cũng được; chỉ là làm gấp đôi việc tôi đã làm cho chuyến Pathfinder cho hai rover thôi.

Vấn đề là, tôi cần cái chỗ hở ấy. Máy điều hòa phải được đặt vào môi trường có áp suất và nó quá to để vừa vặn trong rover. Thêm nữa là máy tạo ôxy cũng phải ở trong môi trường có áp suất khi nó hoạt động. Tôi chỉ cần nó mỗi 5 sol, nhưng sol đó toi có gì để làm cơ chứ? Không, cái lỗ phải được cắt ra.

Và như thế là tôi chỉ đem theo được 21 bảng. Tôi cần chỗ chứa cho bảy bảng còn lại. Chỉ có một chỗ chúng có thể “ở trọ”: Bên hông rover và toa tải.

Một trong những cải tiến trước đây của tôi là mắc túi yên ngựa treo ngang hông con rover. Một bên là pin dự phòng (chôm được từ toa tải) còn bên kia là sỏi đá để cân bằng khối lượng.

Lần này tôi chẳng cần đến chúng. Tôi có thể trả pin thứ hai lại cho toa tải nơi nó thuộc về. Sự thật thì nó sẽ tiết kiệm được thời gian phiền phức mà tôi phải dừng lại giữa đường đi và làm một chuyến EVA để thay dây nối. Khi hai con rover nối kết với nhau, chúng chia nhau tất cả tài nguyên bao gồm cả điện lực.

Tôi cứ thế mà lắp ráp pin vào toa tải. Nó tốn của tôi hai giờ đồng hồ nhưng giờ nó không còn ngáng đường nữa. Tôi tháo túi yên ngựa ra và để nó sang một bên. Nó có thể hữu dụng trong tình huống nào đó sau này. Nếu tôi học được một điều gì từ việc lưu trú của mình ở Câu lạc bộ sao Hỏa, thì đó là tất cả mọi thứ đều hữu dụng.

Tôi đã tha cho hai bên hông của con rover và toa tải. Sau khi nhìn ngắm chúng một hồi, tôi nghĩ ra một cách.

Tôi sẽ đóng một cái khung hình chữ L gắn dưới gầm xe, để góc L chỉa lên trên. Mỗi bên có hai khung để tạo thành một cái kệ. Tôi có thể để mấy bảng pin lên kệ và dựa chúng vào rover. Rồi tôi cột chúng vào vỏ xe bằng một sợi dây thừng tự tạo.

Sẽ có tổng cộng bốn “kệ”; hai kệ trên rover và hai kệ trên toa tải. Nếu cái khung chỉa ra đủ xa để chứa hai bảng thì tôi có thể chứa cả thảy tám bảng bằng cách này. Vậy là còn nhiều bảng pin hơn tôi đã dự định.

Tôi sẽ đóng mấy khung ấy và lắp ráp chúng vào ngày mai. Tôi có thể làm trong hôm nay, nhưng trời tối rồi và tôi làm biếng quá.

 

Nhật trình: Sol 209

Tối qua lạnh thật. Mấy bảng pin đã được tháo ra khỏi dàn nên tôi phải để căn Hab trong chế độ tiết kiệm điệm. Tôi đã bật máy sưởi lên (tôi không bị khùng nhé), nhưng tôi chỉnh nhiệt độ xuống 1 độ C để duy trì năng lượng. Thức dậy vào một ngày lạnh giá thật thấy nhớ nhà đến ngạc nhiên. Dù sao thì tôi cũng đã lớn lên ở Chicago.

Nhưng việc nhớ sương khói quê nhà cũng không lâu lắm. Tôi đã lập lời thề sẽ đóng xong mấy cái khung hôm nay để tôi có thể lắp bảng pin lại vào dàn. Rồi tôi có thể bật máy sưởi quỷ ấy lên lại.

Tôi đi ra chỗ MAV nơi có dàn chứa những thanh chống hạ cánh. Đa số các bộ phận của MAV đều làm từ hợp chất, nhưng những thanh chống phải hấp thụ lực va chạm khi hạ cánh. Cho nên kim loại là sự lựa chọn tốt nhất.

Mỗi thanh chống dài 2 mét, và được nối kết lại bằng mấy con bu-lông. Tôi đem chúng vào trong căn Hab để khỏi phải phiền phức khi mặc áo EVA để làm việc. Tôi tháo rời những thanh chống đó ra và có được một đống thanh kim loại.

Tạo hình dáng cho mấy cái khung cần đến một cây búa và… à, thật ra thì nhiêu đó thôi. Làm khung chữ L chẳng cần chính xác gì nhiều.

Tôi cần vài cái lỗ để con bu lông có thể đóng xuyên qua. May thay, tên máy khoan giết Pathfinder của tôi khiến công việc ấy làm thật nhanh chóng.

Tôi đang lo chuyện đóng khung vào gầm xe sẽ khó khăn, nhưng hóa ra nó cũng dễ dàng thôi. Gầm xe gỡ một cái là tháo ra được ngay. Sau khi khoan khoan đục đục vài cái, tôi gắn được khung L vào và ráp nó lại vào rover. Tôi lập lại quy trình tương tự cho khung L của toa tải. Một ghi chú quan trọng: Gầm xe không phải là một bộ phận được nối liền vào thân xe có áp suất. Mấy cái lỗ tôi đục không thể để khí của tôi lọt ra ngoài.

Tôi kiểm tra mấy cái khung bằng cách lấy đá đập vào chúng. Các nhà khoa học xuyên hành tinh như chúng tôi nổi tiếng nhờ chính là sự tinh vi này đây.

Sau khi cột các bảng pin vào, tôi chạy thử một vòng nhỏ. Tôi làm vài cú tăng tốc và giảm tốc đơn giản, quẹo những khúc cua càng ngày càng gắt, và thậm chí còn làm một cú thắng gấp nữa. Mấy bảng pin chẳng nhúc nhích gì sất.

Hai mươi tám pin năng lượng nhé em! Và còn dư chỗ cho một pin nữa!

Sau vài cú cụng tay đáng được có, tôi tháo mấy bảng pin và lôi chúng về dàn pin ở nhà. Ngày mai không là một buổi sáng Chicago đâu.

 

Nhật trình: Sol 211

Tôi cười một nụ cười thật tươi rói. Một nụ cười của người đã phá xe mình và không làm hư nó. Điều này kể ra thì hiếm hơn bạn tưởng đấy.

Tôi dành cả ngày hôm nay để tháo rời những thứ lặt vặt không cần thiết trên rover và toa tải. Tôi cũng khá là xông xáo trong vụ này ấy chứ. Khoảng trống trong toa có áp suất là thứ thật xa xỉ. Tôi càng bỏ được nhiều thứ vớ vẩn khỏi rover thì càng có nhiều chỗ trống cho mình. Tôi càng bỏ được nhiều thứ vớ vẩn khỏi toa tải thì càng ít thứ tôi phải chứa trong rover.

Trước hết: Mỗi xe đều có một ghế cho hành khách. Bái bai!

Tiếp theo: Chẳng lý do gì mà toa tải phải có hệ thống duy trì sự sống. Thùng chứa ôxy, thùng chứ nitơ, tổ hợp bộ lọc CO2… tất cả đều không cần thiết. Nó sẽ dùng chung không khí với con rover (con rover đã có sẵn mọi thứ đó) và nó sẽ mang theo máy điều hòa và máy tạo ôxy. Tính luôn hệ thống của căn Hab nó mang theo và hệ thống của rover thì đã có những hai hệ thống duy trì sự sống rồi. Thế là quá nhiều.

Rồi tôi tháo phăng cái ghế của tài xé và bản điều khiển trong toa tải. Kết nối của nó với rover là kết nối thẳng vào cấu trúc. Toa tải chẳng làm gì hết ngoài việc được lôi đi xềnh xệch và được truyền không khí. Nó chẳng cần điều khiển cũng chẳng bộ não. Tuy nhiên, tôi đã luộc cái máy tính của nó. Nó nỏ và nhẹ, nên tôi sẽ đem nó theo. Nếu chuyện gì xảy ra với máy tính của rover trên đường đi, tôi sẽ có một máy dự trữ.

Giờ thì toa tải có cả đống chỗ trống luôn. Đã đến lúc phải thử nghiệm.

Căn Hab có mười hai pin dung lượng 9kwh.  Chúng cồng kềnh và to lớn. Chúng cao hơn hai mét, rộng nửa mét và dày ¾ mét. Làm cho chúng to hơn thì chúng sẽ dùng ít trọng lượng hơn mỗi kwh để tích trữ năng lượng. Vâng, chuyện đó thật khác thường. Nhưng một khi NASA phát hiện ra họ có thể tăng dung tích để giảm trọng lượng thì họ quá phấn khích với cách đó. Trọng lượng là thứ mắc mỏ khi gửi đồ bậy bạ lên sao Hỏa.

Tôi tháo rời hai bảng pin. Căn Hab thường chỉ dung pin vào buổi tối. Miễn là tôi đem nó về trước khi ngày kết thúc thì mọi việc sẽ ổn thôi.

Với cả hai cửa khóa khí của toa tải mở toang, tôi có thể đưa chúng vào trong. Sau khi chơi màn Tetris ngoài đời thật một hồi thì tôi cũng tìm được cách đưa bảng pin đầu tiên tránh ra một chỗ để bảng pin thứ hai có thể chui vào. Hai đứa chúng nó ngốn hết nửa thân trước của toa tải. Nếu hồi sớm hôm nay tôi chẳng tháo rời mấy thứ linh tinh vô dụng thì tôi chẳng thể nào đưa chúng vào được.

Pin của toa tải nằm dưới gầm xe, nhưng đường dây điện chính chạy xuyên qua toa có áp suất. Tôi đã kết nối pin căn Hab trực tiếp vào đó. (Chẳng phải việc dễ dàng gì khi mặc áo EVA đâu nhé).

Việc kiểm tra hệ thống từ con rover chứng minh việc nối dây của tôi đã làm đúng.

Chuyện này có vẻ như là chuyện nhỏ, nhưng nó là một chuyện rất tuyệt vời. Nó có nghĩa là tôi có thể có 29 pin mặt trời và 36kwh dự trữ. Cuối cùng thì tôi sẽ có thể đi một trăm km mỗi ngày.

Ít ra là bốn trong năm ngày.

 

Theo như lịch của tôi thì hai ngày nữa tàu gửi đồ cho Hermes sẽ được phóng từ Trung Quốc (nếu không có trì trệ gì). Nếu việc này xôi hỏng bỏng không, cả phi hành đoàn sẽ gặp nhều rắc rối. Tôi lo lắng về việc đó hơn tất cả mọi thứ.

Tôi đã ở trong chảo dầu mấy tháng rồi, nên giờ thì tôi cũng dần quen với mọi thứ. Nhưng giờ thì tôi lại lo lắng nữa. Chết thì ngán thật, nhưng phi hành đoàn của tôi sẽ chết bằng một cách thảm hại hơn. Và tôi sẽ không biết kết quả của vụ phóng cho tới khi tôi đến Schiaparelli.

Chúc may mắn nhé, các cậu.

 


 

 

Lời người dịch:

Gần đây mình có tham khảo thêm một số sách về tham quan vũ trụ  vài trailer phim The Martian tiếng Việt và nhận thấy có một số từ chuyên môn mình không dịch theo như họ, cũng có thể mình đã dịch sai nhưng vì bản dịch đã đi đến chương 18 nên mình vẫn giữ nguyên cách dịch cho dễ hiểu. Nhưng hôm nay mình muốn ghi chú một số giải thích để độc giả tham khảo thêm nếu thích. 🙂

  • AirlockTừ này trước giờ mình dịch là cửa khóa khí. Đây thật ra là một khu vực trung chuyển giữa thân tàu nơi có áp suất/không khí và bên ngoài không gian nơi có thể không có hoặc ít áp suất/không khí hơn. Loại cửa này dùng để giảm tối đa việc thất thoát lượng khí hoặc áp suất bên trong khoan tàu khi phi hành gia phải ra ngoài làm một chuyến EVA (Extra-vehicular activitiy – những hoạt động bên ngoài bề mặt). Trong quá trình tìm hiểu thêm, mình thấy từ này cũng được một số trang web công nghiệp dịch là chốt gió hoặc cửa trung chuyển. Cách dùng khu vực trung chuyển này cũng thường thấy trong các khu xưởng sản xuất cần được giữ sạch sẽ hoặc thậm chí ở một số bệnh viện có phòng bệnh cách ly. Nói chung mục đích chính của nó là để “khóa khí” – nội bất xuất, ngoại bất nhập.

airlock_chatsach (800x603)

  • Presupply: Như các bạn đã biết, theo như trong truyện thì trong một phi vụ lên sao Hỏa đòi hỏi NASA phải gửi các vật dùng cần thiết lên trước rồi sau đó tàu thăm dò chở các phi hành gia mới lên đó lắp ráp mọi thứ. Trong trường hợp này mình đã dịch đơn giản là gửi đồ dự trữ. Đúng ra thì nên gọi là gửi đồ dự trữ sớm, vì có chữ pre- trong từ pre-supply ý chỉ gửi trước. Trong đoạn trailer của phim, khi Lewis nói đến việc tàu Hermes phải đón được tàu gửi đồ dự trữ ở đúng vị trí nếu không mọi người sẽ chết, tức ở chương 16 của truyện. Trong phim có dịch là “tập kết hậu cần” (supply rendevouz). Mình có tìm hiểu từ hậu cần. Theo định nghĩa trên Wikipedia và một số nguồn chung chung trên mạng, hậu cần là hoạt động chuyên chở, lưu giữ và cung cấp hàng hóa. Hậu cần cũng có thể được gọi theo tiếng Anh là logistics. Theo mình hiểu thì từ logistics này nghiên về mảng quản lý và sắp xếp sao cho việc vận chuyển được thuận lợi, cho nên mình không nghĩ nó hoàn toàn tương đương với từ presupply và có lẽ mình sẽ không sửa lại thành hậu cần. 

Ngoài ra, như mình ghi ở trên, bản dịch này là từ bản Advance Read. Trước khi ra sách, tác giả Andy Weir đã viết truyện này trên mạng. Và trong bản sách in tiếng Anh có một vài chỉnh sửa tính toán cho chính xác hơn, ngoài ra biên tập cũng lọc bớt một số đoạn nói chuyện hơi thô tục của Mark Watney. Điều này mình cũng thấy rõ trong bản trailer tiếng Việt của phim. Nhưng mình thấy điều đó phần nào đánh mất đi tính cách bình dân của chàng kỹ sư, nên mình vẫn giữ lại theo bản truyện đầu tiên Andy Weir đã đăng trên mạng. Vốn dĩ mình cũng không thích tựa phim tiếng Việt “Người về từ sao Hỏa” cho lắm, nên cũng sẽ không đổi tựa truyện cho giống phim. 

 


Photo Credit: Century Fox Movie, Steam Community

 

 

 

 

« »
%d bloggers like this: