Trạm Mười Một

Chat Sách đánh giá: ∗∗∗*/5

Station Eleven (Tạm dịch: Trạm Mười Một) của Emily St. John Mandel là một tác phẩm thuộc thể loại hư cấu ước đoán (speculative fiction). Nó khác với thể loại khoa học viễn tưởng hay thần thoại vì đương nhiên là nó không có những dự đoán về khoa học kỹ thuật cũng như không có yếu tố kỳ ảo nào. Nhưng nó vẫn vẽ ra được tương lai của loài người ở một chừng mực nào đó, khi văn minh của toàn thể nhân loại bị sụp đổ hoàn toàn bởi một thứ dịch bệnh… Mà như ta đã biết trong lịch sử loài người chưa có một trận dịch bệnh nào hoàn toàn giết chết hơn 99% dân số thế giới cả. Nhưng ngược lại, sau những trận dịch như Trận Dịch Hạch lớn ở Anh vào năm 1665-1666, hay những trận đại nạn như Vụ Cháy Lớn ở Chicago năm 1871, dù với sự mất mát dân số lớn đến đâu, thì con người cũng sống sót và bật dậy xây dựng lại thành phố của mình được. Tôi nghĩ đến bản năng sinh tồn kỳ diệu ấy của loài người khi đọc quyển sách này.

Nhưng, Survival is insufficient. (Tạm dịch: Sống sót thì chưa đủ.) Đó là một câu nói trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Star Trek Voyager chiếu vào năm 1999. Khi con người đứng giữa sự chọn lựa được sống một cuộc đời thật dài nhưng vô nghĩa, hoặc một cuộc đời ngắn nhưng sống bằng tất cả những gì ta có, thì chúng ta vẫn chọn lựa chọn thứ hai. Đó cũng không phải là một quan niệm mới mẻ, nó từng được liên hệ đến trong truyện vừa The Bicentennial Man (Tạm dịch: Người Hai Trăm Tuổi) của Issac Asimov, xuất bản năm 1976. Đó cũng là chủ đề chính của Station Eleven, nhưng với một góc nhìn khác.

Station Eleven mở đầu câu chuyện bằng một đêm tuyết phủ. Đêm hôm đó, diễn viên nổi tiếng Hollywood Arthur Leander bị một cơn đau tim cướp đi mạng sống của anh ngay khi đang diễn vở King Lear của Shakespeare trên sân khấu. Jeevan Chaudhary, một paparazzi từng theo dõi Arthur và hiện giờ đã trở thành một nhân viên y tế cấp cứu, vô tình ngồi dưới hàng ghế khán giả liền vội lao lên để cứu anh. Diễn viên nhí Kirsten Raymonde nhìn thấy tất cả mọi thứ trong sự kinh hoàng. Cũng trong đêm ấy, trong khi Jeevan lê bước về nhà thì một cơn dịch bệnh bắt đầu lan truyền khắp thành phố. Bệnh viện bắt đầu kín bệnh nhân và ngay cả những bác sĩ cũng không thể tự cứu mình. Cuộc sống họ đã từng biết dần dần tan biến trước mắt họ.

Jeevan found himself thinking about how human the city is, how human everything is. We bemoaned the impersonality of the modern world, but that was a lie, it seemed to him; it had never been impersonal at all. There had always been a massive delicate infrastructure of people, all of them working unnoticed around us, and when people stop going to work, the entire operation grinds to a halt. No one delivers fuel to the gas stations or the airports. Cars are stranded. Airplanes cannot fly. Trucks remain at their points of origin. Food never reaches the cities; grocery stores close. Businesses are locked and then looted. No one comes to work at the power plants or the substations, no one removes fallen trees from electrical lines. Jeevan was standing by the window when the lights went out.

Jeevan phát hiện ra mình đang nghĩ thành phố này người đến thế nào, mọi thứ người đến nhường nào. Chúng ta than khóc sự thiếu cá tính con người của một thế giới hiện đại, nhưng đó là một lời nói dối, dường như đối với anh là vậy; nó chưa bao giờ thiếu cá tính con người cả. Lúc nào cũng có đầy những cơ sở hạ tầng tinh vi đồ sộ của con người, tất cả mọi thứ đều hoạt động quanh chúng ta mà không ai để ý, và khi người ta ngưng không đi làm nữa, tất cả mọi hoạt động nghiền ken két rồi dừng hẳn.  Không ai giao xăng đến trạm hoặc sân bay. Xe cộ mắc kẹt. Phi cơ không thể cất cánh. Xe tải nằm yên ở điểm xuất phát. Thức ăn không đến được thành thị; cửa hàng tạp phẩm đóng cửa. Doanh nghiệp bị khóa lại rồi bị cướp bóc. Không ai đi làm ở nhà máy điện hay trạm tàu điện ngầm, không ai di dời những cành cây bị đốn ngã trên cột điện. Jeevan đang đứng cạnh cửa sổ khi đèn điện tắt ngúm.

Mười lăm năm sau, Kirsten, một trong những người hiếm hoi còn sống sót, lớn lên và trở thành một diễn viên trong đoàn kịch Traveling Symphony – một đoàn người cùng nhau đi từ trại tập trung này đến tại trung khác, diễn những vở kịch Shakespeare hoặc những bản nhạc còn sót lại cho những người khác. Trên chiếc xe của đoàn cũng như trên hình xăm của cánh tay cô, dòng chữ Survival is Insufficient in dấu. Tất cả mọi thứ đều đã chết, nhưng Shakepeare còn sống. Nghệ thuật còn sống.

What was lost in the collapse: almost everything, almost everyone, but there is still such beauty. Twilight in the altered world, a performance of A Midsummer Night’s Dream in a parking lot in the mysteriously named town of St. Deborah by the water, Lake Michigan shining a half mile away.

Những thứ gì đã bị mất trong sự sụp đổ: gần như tất cả mọi thứ và tất cả mọi người, nhưng vẫn còn có vẻ đẹp. Giữa mảng tranh sáng tối của thế giới đã bị thay đổi, một buổi trình diễn Giấc Mộng Đêm Hè trong bãi đậu xe của một thành phố đã được đặc tên một cách bí ẩn, St. Deborah Gần Dòng Nước, Hồ Michigan tỏa sáng cách đó cả nửa dặm.

Rồi một ngày nọ, họ gặp một Nhà Tiên Tri. Đương nhiên, trong một câu chuyện về ngày tận thế luôn luôn phải có một nhà tiên tri – một nhân vật xuất hiện để nối kết tất cả mọi thứ: quá khứ, hiện tại, tương lai, mặt trời, mặt trăng, trái đất… nhưng không phải như cái cách bạn đang nghĩ. Hãy nghĩ một chút về cái nhìn của mọi người về tôn giáo (cực đoan) hiện nay, đó là cái cách “nhà tiên tri” được miêu tả trong truyện.

Có rất nhiều những lời bình về xã hội đương đại trong Station Eleven khiến tôi phải ngẫm nghĩ về những thứ mình đang có, và liệu một ngày nó có nghĩa lý gì nữa? Lối viết từng đoạn văn của Emily St. John Mandel càng tạo cho câu chuyện một bầu không khí im ắng, đen tối và bi thương. Và những đoạn kịch Shakespeare được lồng vào rất hiệu quả để tạo tâm trạng cho người đọc. Nhưng nó không tránh khỏi lối kể chuyện “nhảy cóc” giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, chuyển từ nhân vật này sang nhân vật kia, như cái cách mà nhiều tác giả đương đại vẫn hay dùng. Lối kể chuyện ấy rất xao lãng, khiến người đọc khó mà tập trung vào một cảm xúc nhất định. Xét cho cùng thì nó vẫn là một tiểu thuyết đáng đọc, để thử trải nghiệm một lần xem địa ngục có đáng sợ như ta tưởng, hay chính sự hoang tàng mới khiếp đảm hơn.

Hell is the absence of the people you long for.
Địa ngục chính là sự thiếu vắng những người mà bạn trông ngóng.

 

station-eleven-comic


Photo Credit: Book stock photo, Station Eleven Comic Drawn By Nathan Burton

Hardcover, 336 pages
Published September 9th 2014 by Knopf

Literary awards: Arthur C. Clarke Award for Best Novel (2015), PEN/Faulkner Award for Fiction Nominee (2015), John W. Campbell Memorial Award Nominee for Best Novel (2015), British Fantasy Award Nominee for August Derleth Award (best horror novel) (2015), The Rooster – The Morning News Tournament of Books (2015), Toronto Book Award Nominee (2015), Women’s Prize for Fiction Nominee for Longlist (2015), National Book Award Finalist for Fiction (2014)


 

 

station-eleven-author
Tác giả Emily St. John Mandel đã ra mắt bốn quyển sách, trong đó, quyển The Singer’s Gun của cô đoạt giải thưởng Prix Mystere de la Critique ở Pháp. Hiện cô là nhà báo cho tạp chí The Millions. Cô sống ở thành phố New York với chồng.