Vào năm 1960, John Steinbeck cảm thấy thời gian của mình ở thế giới này không còn nhiều nữa, ông quyết định đi và hít bầu không khí khắp nước Mỹ một lần cuối cùng. Vị tác giả đã được ca ngợi qua những tác phẩm như Phía Đông Vườn Địa Đàng, Về Chuột và Người, và Chùm Nho Phẫn Nộ bắt đầu cuộc hành trình từ nhà mình ở Long Island trên chiếc xe cắm trại ông xây đặc chế tên Rocinante [1], đồng hành cùng chú chó săn vịt Pháp – Charley. Năm 1962, ông xuất bản quyển Tôi, Charley và Hành Trình Nước Mỹ.

Những trang cuối cùng của quyển sách ấy, quyển sách hóa ra lại là quyển sách nguyên bản cuối cùng của Steinbeck, được minh họa với tấm bản đồ nước Mỹ sau đây, nó trình bày chi tiết hành trình và cả vài vụ việc trong cuộc du hành cảu Steinbeck và Charley [2].

Steinbeck, Rocinante và Charley chu du nước Mỹ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Chuyến đi khoảng 10,000 dặm đường của họ băng qua vùng New England (Tân Anh Quốc) đến đỉnh Maine, rồi thông qua Thác Niagara để đến biên giới Canada, thẳng tiến Chicago và tiếp tục đi qua vùng Fargo để đến Chicago trước khi vòng xuống hướng Nam đến Thung Lũng Salinas, nơi bồi đắp tuổi trẻ của Steinbeck. Bộ ba hoàn thành chuyến du sơn ngoạn thủy của mình qua bang Texas, thành phố New Orleans và cả một khu vực lớn thuộc vùng Cực Nam.

steinbeck vs kerouac

Bài du ký của Steinbeck là bài diễn thuyết thuộc dạng Thông Điệp Liên Bang, nhưng nó không theo truyền thống lạc quan miễn cưỡng như bài diễn thuyết hằng năm của Tổng thống. Nhà văn chán nản với nhịp phát triển hướng thay đổi xã đổi phụ thuộc vào kỹ thuật ở nuớc Mỹ và than vãn về sự vô vị, sợ sệt, đồng hóa và phung phí của đất nước.

Có lẽ điều này nói nhiều về tác giả cũng như chủ đề viết của ông: Khi bắt đầu cuộc hành trinh, Steinbeck đang bệnh và khá là trầm uất. Cuộc hành trình xuyên Mỹ không hẳn đã làm sống dậy hương rượu thơm từ tuổi trẻ của Steinbeck nhưng có lẽ giải thích cho những chua chát trong quyển sách của ông.

Tương phản với bản đồ này là một tấm bản tương tự: Chuyến du hành của Jack Kerouac đi nhờ xe một vòng xuyên quốc gia vào năm 1947. Kerouac đi theo một hướng ít bọc theo đường biên giới hơn lộ trình của Steinbeck, nhưng cả hai quỹ đạo đều có nhiều điểm giống nhau: bắt đầu và kết thúc ở New York, đi qua Chicago để đến California, dọc theo bờ biển phía Tây về hướng Nam và trở về bờ Đông.

steinbeck vs. kerouac 2

Nhưng chuyến đi của Kerouac trở thành nền tảng cho một loại sách khác: Trên Đường, một bản hùng ca trữ tình của dòng chảy ý thức hiến tặng cho nước Mỹ. Quyển du ký của ông trở thành kinh thánh của thế hệ Beat.

Thế tại sao lại có sự khác biệt trong giọng văn và quan điểm? Có phải nước Mỹ của năm 1960 đồng hóa hơn năm 1947? Có phải Steinbeck chỉ chú tâm vào nông dân lao động hơn các nhạc sĩ jazz? Hay là vì Kerouac còn trẻ còn Steinbeck đã già?

Quyển sách của Steinbeck bay vọt lên vị trí đầu bảng của tuần báo New York Times; vài tháng sau, ông được trao tặng giải Nobel Văn học (nhưng xin nói rõ đó không phải là chỉ vì quyển sách này). Vài năm sau, giới tri thức bắt đầu nghi ngờ tính xác thực của những lời nói, và thậm chí cả những giai thoại trong Tôi, Charley và Hành Trình Nước Mỹ. Ngay cả con trai của Steinbeck, John. Jr. cũng bày tỏ mối nghi hoặc của mình [3]: “Bố chỉ ngồi trong chiếc xe cắm trại và viết những thứ [tạp nhạp] đó.”

 

[1] Rocinante: Đặt tên theo con ngựa của Don Quixote. Chiếc xe đã được trùng tu và hiện được trưng bày tại Trung Tâm Steinbeck ở thành phố Salinas bang California.

[2] Tên gốc của quyển sách, Travels with Charley in Search of America, được đặt theo tên quyển du ký của R.L.Stevenson mà Steinbeck yêu thích nhất, Travels with a Donkey in the Cévennes (tạm dịch: Hành Trình Với Con Lừa Ở Vùng Cévennes).

[3] Trích từ bài viết của Charles McGrath đăng trên tuần báo New York Times, ngày 3 tháng 4 năm 2011.

 


Theo Frank Jacobs trên trang Strange Maps, năm 2011
Người dịch: conruoinho