Keep on reading

When Breath Becomes Air by Paul Kalanithi

Chat Sách đánh giá: ∗∗∗∗∗/5

 

when breath becomes air_pk2
Tác giả: Bác sĩ Paul Kalanithi

Khi lang thang trên mạng tìm một quyển sách, tôi vô tình gặp Paul Kalanithi qua quyển hồi ký When Breath Becomes Air (tạm dịch: Khi hơi thở thành không khí). Quyển sách ngắn cũng như cuộc đời ngắn ngủi của anh, và cũng như cuộc đời của những bệnh nhân khác, được chia thành hai phần: Trước và sau khi bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.

when breath becomes air uk_front

Phần đầu tiên trong sách kể về thời niên thiếu của Paul, cậu con trai của đôi vợ chồng nhập cư người Ấn Độ, được nuôi dưỡng trong văn chương sách vở. Tuổi thơ của Paul cũng như bao đứa trẻ bình thường, chỉ khác một chút rằng dường như anh cảm nhận cuộc sống một cách sâu sắc hơn, trong sự lựa chọn giữa nghiệp viết lách và chuyển sang học ngành y. Từ những năm tháng trên giảng đường đại học, cho đến những tiết lộ suy nghĩ của các bác sĩ về việc hiến xác cho khoa học (thú vị: động từ to burketo kill secretly by suffocation or strangulation, or for the purpose of selling the victom’s body for dissection: giết người một cách bí mật bằng cách làm ngạt thở hay xiết cổ, hoặc giết để bán xác cho việc cắt mổ trong nghiên cứu), hay đến bệnh nhân tử vong đầu tiên đều được anh ghi chép lại trong những ngày cuối đời để hồi tưởng lại tiếng gọi thật sự của nghiệp y trong những dòng văn của Tolstoy.

I fear I was on the way to becoming Toltoy’s stereotype of a doctor, preoccupied with empty formalism, focused on the rote treatment of disease – and utterly missing the larger human significance. “Doctors came to see her singly and in consultation, talked much in French, German, and Latin, blamed one another, and prescribed a great variety of medicines for all the diseases known to them, but the simple idea never occurred to any of them that they could not know the disease Natasha was suffering from.”

 Tôi sợ rằng mình đang trên đà trở thành mấy tay bác sĩ được Tolstoy miêu tả, họ chỉ bận tâm đến những hình thức sáo rỗng, chú trọng đến những trị liệu của một căn bệnh nào đó mà họ nhớ vẹt – và hoàn toàn thiếu mất tính nhân bản quan trọng thiết yếu hơn. “Các bác sĩ đến thăm viếng cô, từng người một cũng có mà đi cả đoàn cũng có, họ bô lô ba la tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Latinh, họ đổ lỗi cho nhau, và họ cho một loạt thuốc để trị tất cả các bệnh trên trời dưới đất mà họ biết, nhưng điều đơn giản nhất mà chẳng ai trong số họ nhận ra rằng họ chẳng thể đoán ra được Natasha đang mắc chứng bệnh gì.”

Khi Paul kể về giai đoạn trị liệu của mình, giọng văn của anh không một chút oán trách số phận, cũng không giả tạo với những hy vọng hảo huyền, mà nó tràn ngập những cảm xúc thành thật chấp nhận sự thật, và anh ghi chép lại những phân vân: Cái gì mới là thứ có ý nghĩa thật sự với tôi trong quãng thời gian ngắn ngủi này? Làm một bác sĩ phẩu thuật  não? Làm một nhà văn? Hay làm một người cha? Paul không phải là vị bác sĩ đầu tiên chiến đấu với căn bệnh mãn tính, cũng không phải là bệnh nhân đầu tiên viết lại hồi ký chống chọi bệnh tật. Nhưng tôi nghĩ anh là một người can đảm: Một vị bác sĩ can đảm trở lại phòng mổ tiếp tục nghiên cứu và điều trị cho những bệnh nhân khác, một người yêu thích văn chương can đảm dấn thân vào việc xuất bản quyển hồi ký, và ngay khi biết không còn bao nhiêu thời gian, anh can đảm trải nghiệm việc làm cha. Anh quyết định sống như lời văn của Samuel Beckett đã in sâu trong tâm trí anh kể từ khi biết mình có bệnh: “I can’t go on. I’ll go on.” (Tôi không thể tiếp tục. Tôi sẽ tiếp tục.), và ngay trong chính lời văn của mình, anh đã nói: “… but knowing that even if I’m dying, until I actually die, I am still living.” (… nhưng tôi biết rằng ngay cả khi tôi đang hấp hối, cho đến khi tôi thật sự chết, thì tôi vẫn còn đang sống.)

when breath becomes air uk_back

Một sự đặc biệt khác trong quyển hồi ký này mà tôi rất thích là sự liên hệ giữa những hoạt động sinh học của não bộ với ngôn ngữ và văn chương. Tôi ấn tượng khi Paul không ngừng trích dẫn và liên hệ những triết lý, văn thơ, từ T.S Elliot cho đến Kinh Thánh, nhưng không phải theo cái cách mà tôi google trích dẫn để đưa vào bài luận văn, mỗi khi Paul nhắc đến một dẫn chứng, cứ như thể đó là một thứ kiến thức đã ăn sâu vào trong tâm trí của anh, những ảnh hưởng đó trở thành con người anh, thành ngôn ngữ của anh và tôn giáo của anh. Và nó hướng anh chèo lái cuộc đời y sĩ của mình để thấu hiểu bệnh nhân một cách toàn diện hơn, nhất là khi anh phải tự suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc đời mình: Một cuộc đời chỉ trọn vẹn khi nó được đong đầy bằng những ngôn ngữ liên kết giữa con người với nhau. Khi ngôn ngữ biến mất, đó cũng là khi hơi thở trở thành không khí. 

Certain brain areas are considered near-inviolable, like the primary motor cortex, damage to which results in paralysis of affected body parts. But the most sacrosanct regions of the cortex are those that control language. Usually located on the left side, they are called Wernicke’s and Broca’s areas; one is for understanding language and the other for producing it. Damage to Broca’s area results in an inability to speak or write, though the patient can easily understand language. Damage to Wernicke’s area results in an inability to understand language; though the patient can still speak, the language she produces is a stream of unconnected words, phrases, and images, a grammar without semantics. If both areas are damaged, the patient becomes an isolate, something central to her humanity stolen forever. After someone suffers a head trauma or a stroke, the destruction of these areas often restrains the surgeon’s impulse to save a life: What kind of life exists without language?

Một số khu vực nhất định trong não bộ được xem là không thể xâm phạm được, như khu vỏ não vận động sơ cấp, nếu bị hư hại sẽ dẫn đến tê liệt bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Nhưng chốn thiêng liêng nhất trong vỏ náo chính là những khu vực điền khiển ngôn ngữ. Thường nó nằm bên trái, và được gọi là vùng Wernicke và Broca; một khu vực để hiểu ngôn ngữ còn khu kia để tạo ra ngôn ngữ. Hư hại ở vùng Wernicke dẫn đến việc mất khả năng hiểu ngôn ngữ, mặc dù bệnh nhân vẫn có thể nói, thứ ngôn ngữ mà họ tạo ra chỉ là một dòng luôn tuồn những từ không liên kết với nhau, những cụm từ, những hình ảnh và cấu trúc ngữ pháp không có ngữ nghĩa. Nếu cả hai vùng đều bị chấn thương, bệnh nhân sẽ trở thành một vật thể cô lập, một thứ gì đó nằm ở trung tâm tính nhân bản của họ bị vĩnh viễn đánh mất. Sau khi một người bị chấn thương đầu hoặc bị tai biến, sự tiêu hủy những khu vực ấy thường ngăn cản thôi thúc cứu người của một bác sĩ phẫu thuật: Thứ cuộc sống mà không có ngôn ngữ là thứ cuộc sống gì chứ?


 

Paul, Lucy và Cady
Paul, Lucy và Cady

 

Photo: Book Stock photo (US Cover), UK Cover front & back (Ryan Kaple Twitter)

 Hardcover, 228 pages
Published January 12th 2016 by Random House

 

« »
%d bloggers like this: